Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm kéo dài hoặc tái phát nhiều lần của amidan khẩu cái – một phần của hệ bạch huyết nằm ở họng. Bệnh thường xuất hiện sau nhiều đợt viêm amidan cấp không được điều trị triệt để. Viêm mạn tính làm cấu trúc amidan bị tổn thương, có thể xuất hiện sỏi amidan (tonsillolith) – là những chất cặn vôi hóa chứa vi khuẩn, xác tế bào, có mùi hôi đặc trưng do thành phần sulfur.
Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm amidan trong thời gian dài, cấp độ ngày càng nặng và bệnh gây tái diễn nhiều lần trong năm.
Đau họng kéo dài, tái phát: kèm cảm giác vướng cổ, nuốt đau, khô rát.
Sốt: có thể sốt nhẹ đến cao, kèm theo mệt mỏi toàn thân.
Amidan sưng to, đỏ, có thể xuất hiện mủ trắng trong các hốc.
Hơi thở có mùi hôi.
Hạch cổ nổi và đau.
Ngủ ngáy, khó thở khi ngủ (ở trẻ hoặc người có amidan phì đại).
Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn (Streptococcus nhóm A), virus đường hô hấp (adenovirus, rhinovirus...).
Yếu tố thuận lợi:
Suy giảm miễn dịch, thể trạng yếu.
Nhiễm lạnh, thay đổi thời tiết đột ngột.
Viêm mũi xoang, viêm họng, dị ứng hô hấp kéo dài.
Cấu trúc amidan có nhiều khe hốc, dễ tích tụ vi khuẩn.
Tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi, ho gà...).
Sự suy giảm miễn dịch làm sức đề kháng bị kém khiến cho vi khuẩn gây bệnh có sẵn ở họng có thể phát triển và gây bệnh.
Kháng sinh: sử dụng khi có nhiễm trùng do vi khuẩn, cần tuân thủ đủ liều và thời gian điều trị.
Thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol, ibuprofen.
Thuốc chống viêm, chống phù nề tại chỗ.
Súc họng bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (nước muối sinh lý, povidone-iodine…).
Lưu ý: Không tự ý sử dụng kháng sinh, đặc biệt là nhóm beta-lactam nếu chưa được chẩn đoán và kê đơn bởi bác sĩ.
Chỉ định cắt amidan:
Viêm amidan tái phát ≥5–7 lần/năm.
Có biến chứng: áp xe quanh amidan, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, khó nuốt, ảnh hưởng ăn uống.
Điều trị nội khoa không đáp ứng.
Chống chỉ định tạm thời hoặc tuyệt đối:
Bệnh rối loạn đông máu chưa được kiểm soát.
Nhiễm trùng cấp tính toàn thân hoặc vùng hầu họng chưa kiểm soát.
Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc đang hành kinh.
Bệnh mãn tính chưa điều trị ổn định (tiểu đường, hen phế quản…).
Súc họng bằng nước muối loãng.
Ngậm gừng tươi với mật ong, rau diếp cá pha mật ong.
Dùng nước ép hành loãng để súc miệng.
Các phương pháp dân gian chỉ nên sử dụng như liệu pháp hỗ trợ, không thay thế phác đồ điều trị y khoa.
Sử dụng gừng và mật ong giúp giảm các triệu chứng của viêm amidan
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường miễn dịch.
Vệ sinh răng miệng và họng thường xuyên.
Tránh để trẻ uống nước lạnh, ăn đồ lạnh trong thời tiết lạnh.
Điều trị triệt để các nhiễm trùng hô hấp cấp (cảm cúm, viêm mũi xoang…).
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng.
Tuân thủ tái khám và theo dõi định kỳ tại chuyên khoa tai – mũi – họng.
Tránh hút thuốc, uống rượu bia, thức ăn cay nóng hoặc lạnh sâu.
Sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết khô lạnh.
Hạn chế nói to, nói nhiều khi đang viêm họng.
Điều trị triệt để viêm xoang, viêm mũi dị ứng nếu có.
Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với người bệnh truyền nhiễm.
Viêm amidan mạn tính là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Tùy theo mức độ tổn thương và số lần tái phát, người bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật cắt amidan. Việc phòng ngừa đóng vai trò quan trọng, đặc biệt ở trẻ em và người có cơ địa dị ứng hoặc suy giảm miễn dịch.
Khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tai – mũi – họng để được tư vấn và điều trị sớm, tránh để bệnh tiến triển thành mạn tính khó kiểm soát.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh