Viêm thanh quản là tình trạng viêm sưng ở dây thanh quản. Khi sử dụng chúng quá mức cũng gây nhiễm trùng. Bên trong thanh quản thường có hai dây thanh âm để tạo nên giọng nói. Khi xảy ra tình trạng viêm chúng sẽ bị sưng đỏ và kích ứng. Từ đó những thanh âm tạo ra sẽ không giống như bình thường.
Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Bệnh lý này gây nên do nhiều nguyên nhân cũng như biểu hiện lâm sàng khác nhau. Viêm thanh quản cấp có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng người lớn gặp nhiều hơn trẻ em. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà cách điều trị sẽ khác nhau.
Đa phần các trường hợp viêm thanh quản cấp đều do các nguyên nhân sau:
– Nhiễm virus, thường là khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh.
– Do nói hoặc la hét quá nhiều.
– Nhiễm trùng do vi khuẩn.
Bệnh lý viêm thanh quản cấp ở trẻ cần được theo dõi cẩn thận bởi có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
– Viêm thanh quản hạ thanh môn: Đây là bệnh lý gặp nhiều ở trẻ từ 1 – 3 tuổi. Khi mắc trẻ sẽ xuất hiện một số biểu hiện như ho, giọng nói trở nên trầm và cứng hơn.
– Viêm thanh quản co thắt hoặc viêm giả bạch hầu: Viêm và phù nề phần hạ họng, co thắt thanh quản cũng gây nên những cơn khó thở xảy ra ở trẻ về đêm. Cơ khó thở, giọng khàn có thể tái diễn liên tục. Trẻ sẽ không ho hay sốt khi mắc bệnh này.
– Viêm thanh nhiệt: Nắp thanh nhiệt sưng nề khiến cho trẻ nuốt đau, thở khó, tiết nhiều nước bọt, cổ ngả về phía trước,…
– Viêm thanh quản bạch hầu: Bệnh lý này do vi khuẩn Loefler xâm nhập gây phù nề và loét màng giả. Phần màng giả trắng, dai, dính sẽ gây bít tắc đường thở có thể gây nói khàn, sốc nhiễm độc đối với trẻ.
Bệnh lý viêm thanh quản ở người lớn thường không gây nên những tình trạng bệnh lý nguy hiểm và có khả năng phục hồi tốt. Viêm thanh quản do cúm ở người lớn có thể kết hợp với vi khuẩn gây nên một số bệnh bao gồm:
– Thể xuất tiết: Bệnh nhân sốt, mệt mỏi kéo dài. Ngoài ra có điểm xuất huyết dưới niêm mạc.
– Thể phù nề: Đây là giai đoạn tiếp theo của thể xuất tiết, phù nề thường khu trú ở thanh nhiệt và mặt sau của sụn phễu. Người bệnh sẽ cảm thấy nuốt đau và khó ở đôi khi nói ít thay đổi.
– Thể loét: Soi thanh quản thấy những vết loét nông, sụn phễu và sụn thanh nhiệt bị phù nề.
– Thể viêm tấy: Toàn thân nặng, sốt cao, mặt hốc hác.
Ngoài ra, còn rất nhiều các thể khác có thể gây nên do sự kết hợp giữa cúm đơn thuần và các loại vi khuẩn khác.
Bệnh lý viêm thanh quản có để điều trị dựa vào nhiều phương pháp như sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, điều trị tại chỗ,… Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ lựa chọn những phương pháp phù hợp. Tuy nhiên khi điều trị bệnh lý này người bệnh cần chú ý:
Đối với tình trạng viêm thanh quản không khó thở:
– Kiêng nói, tránh để cơ thể mắc lạnh.
– Điều trị nội khoa: Sử dụng một số thuốc kháng sinh, kháng viêm, tiêu đờm, giảm ho,…
– Điều trị tại chỗ bằng một số nhóm thuốc như: Men tiêu viêm, tinh dầu, nhóm thuốc giảm viêm Corticoid.
– Nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng, điện giải.
Đối với tình trạng viêm thanh quản khó thở:
– Khó thở thanh quản độ I nên điều trị nội khoa.
– Khó thở thanh quản ở độ II cần mở khí quản rồi cấp cứu.
– Với trường hợp khó thở thanh quản độ III cần mở khí quản cấp cứu rồi kết hợp hồi sức.
Tóm lại, mặc dù chưa gây nguy hiểm ngay nhưng về lâu dài viêm thanh quản cấp có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Do đó, để được điều trị dứt điểm bệnh lý này người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ. Bên cạnh đó, chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh lý này.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh