1. Viêm phế quản cấp là bệnh lý gì?
Viêm phế quản sẽ xảy ra khi niêm mạc phế quản từ vùng thanh quản đến nhu mô phổi bị viêm nhiễm, dẫn tới tình trạng viêm mũi, họng, thanh quản….Nhiều trường hợp viêm phế quản không có triệu chứng gì điển hình, đôi khi có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý nhiễm trùng khác của phổi. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp viêm phế quản bị bội nhiễm dẫn đến viêm phế quản mạn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ.
2. Nguyên nhân hình thành viêm phế quản cấp
Viêm phế quản bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
2.1 Do virus & vi khuẩn
– Theo nghiên cứu, một số loại virus là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm phế quản bao gồm virus cúm gia cầm, dịch SARS, virus đại thực bào đường hô hấp, một số chủng herpes…
– Nguyên nhân vi khuẩn ít gặp hơn so với virus. Thường gặp nhất vẫn là nhóm vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma, Chlamydia, phế cầu, Hemophilus influenza….
2.2 Do sức đề kháng cơ thể kém
Cơ thể ban đầu có sức đề kháng kém hoặc mắc một số bệnh lý khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm cũng là điều kiện thuận lợi cho đường phế quản bị nhiễm trùng.
2.3 Do mắc bệnh lý trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng xảy ra khi chất dịch vị axit từ dạ dày bị trào ngược lên vùng thực quản. Khi dịch này bị tràn vào hệ thống thanh quan, vùng niêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương do chất axit từ dạ dày gây ra, từ đó vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công và gây nên viêm phế quản.
2.4 Môi trường sống và làm việc
– Tiếp xúc với khói thuốc lá dù trực tiếp hay gián tiếp cũng khiến cho niêm mạc hô hấp bị viêm và tổn thương nặng.
– Tiếp xúc với hoá chất: Nguy cơ mắc viêm phế quản sẽ cao hơn nếu bạn tiếp xúc với những hoá chất gây kích ứng phổi trong môi trường sống hay làm việc hàng ngày.
– Thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân khiến cho niêm mạc hô hấp dễ bị kích ứng, từ đó dẫn đến viêm sưng.
3. Triệu chứng viêm phế quản cấp
Để nhận định bệnh nhân có đang bị viêm phế quản không, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Nếu cần thiết, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác nhau. Ở giai đoạn đầu của viêm phế quản, một số triệu chứng sẽ xuất hiện như:
– Người bệnh bị ho và sốt (có thể sốt cao, sốt nhẹ hoặc không sốt, sốt theo cơn hoặc liên tục).
– Bị viêm long hô hấp trên với những biểu hiện như sổ mũi, nghẹt mũi.
– Tiết đờm (đờm có màu sắc khác nhau, tuỳ vào mức độ bệnh).
– Khò khè.
– Đau họng.
– Mệt mỏi.
– Thở nhanh, khó thở (thường ít gặp triệu chứng này. Nếu có triệu chứng này, cần phân biệt rõ với những bệnh lý nghiêm trọng khác để tránh điều trị nhầm lẫn).
4. Điều trị viêm phế quản cấp bằng cách nào?
4.1 Điều trị bằng kháng sinh
Hơn 90% viêm phế quản do virus gây ra nên không cần điều trị bằng kháng sinh. Kháng sinh chỉ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như:
– Có điểm nhiễm trùng do vi khuẩn như tổng trạng xấu, bị sốt kéo dài, khạc đờm xanh, đờm vàng, đờm mủ.
– Bị viêm phế quản khi đang có bệnh nền liên quan đến tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ hay suy giảm miễn dịch.
– Người trên 65 tuổi ho cấp tính kèm thêm 2 hoặc nhiều hơn dấu hiệu sau khi bệnh nhân đã nhập viên trong 1 năm trước, đái tháo đường typ 1 hoặc 2, có tiền sử suy tim xung huyết, hiện đang sử dụng corticoid uống.
– Bệnh bị bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi.
4.2 Điều trị bằng thuốc trị triệu chứng và chế độ chăm sóc
Căn cứ vào những triệu chứng bệnh nhân có, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệu chứng như:
– Sốt: Dùng đúng loại thuốc hạ sốt. Với những bệnh nhi bị tim, phổi, thần kinh….cần phải được kiểm tra sức khoẻ cẩn thận trước khi dùng thuốc.
– Ho: Cần uống nhiều nước để cải thiện được việc ho, khạc đờm. Có thể dùng thêm thuốc long đờm trong trường hợp đờm đặc hoặc khó khạc nhổ.
– Sổ mũi, nghẹt mũi: Vệ sinh sạch sẽ mùi bằng nước mũi sinh lý và phun ẩm trong phòng sẽ giúp giảm khô. Đối với trẻ em, không nhất thiết phải sử dụng khí dung nước muối hay thuốc giãn phế quản nếu trẻ không khò khè hoặc có khò khè nhưng không đáp ứng được thuốc giãn phế quản.
– Bị đờm: Dùng thuốc làm loãng đờm và giúp làm giảm độ dính của đờm.
Ngoài ra, nếu nghi ngờ tác nhân là virus thì bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus. Tuy nhiên phương pháp này không được khuyến cáo sử dụng thường quy.
Hy vọng rằng, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất về chủ đề “viêm phế quản cấp” Cần lưu ý khi lực chọn cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, bạn cần xem xét đủ các yếu tố từ đội ngũ bác sĩ, hệ thống trang thiết bị máy móc, sự đánh giá của khách hàng đã từng trải nghiệm….để được phục vụ trong điều kiện tốt nhất.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh