Hỗ trợ người già đối mặt với nỗi buồn

Nội dung

Các sự kiện thay đổi cuộc sống, chẳng hạn như cái chết của một người thân yêu, mất việc, bất ngờ phát hiện ra trọng bệnh,... có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Song, khi có tuổi, những sự kiện này trở nên phổ biến hơn. Đau buồn là một phản ứng bình thường, tuy nhiên theo thời gian, nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần, tình cảm, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Nếu bạn đang chăm sóc hoặc dành nhiều thời gian với người cao tuổi, hãy cùng tìm hiểu cách để giúp người thân yêu của mình đối phó với những sự mất mát.

Tìm hiểu về quá trình đau buồn

Thông thường, có 5 giai đoạn đau buồn, bao gồm: Từ chối, tức giận, thương lượng, trầm cảm và chấp nhận. Những cảm xúc này là bình thường, tuy nhiên, không phải ai cũng từng trải qua tất cả các giai đoạn này. Khi đó, người già thường phẫn nộ, trách móc, lo lắng, hoảng loạn tấn công, sợ hãi, cáu gắt, cô đơn,... và biểu hiện bằng việc khóc lóc, bồn chồn, mệt mỏi, thậm chí bị tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, tức ngực,...

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đau lòng theo cùng một cách bởi mỗi sự mất mát đều khác nhau. Vì vậy, hãy cho người thân của bạn thời gian và không gian để buồn phiền theo cách riêng của họ.

 

Lắng nghe

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là lắng nghe. Bạn có thể không biết phải nói gì để an ủi người thân của mình. Nhưng không sao, họ chỉ cần một ai đó để trò chuyện và bộc bạch cảm xúc.

 

Sự giúp đỡ

Những cảm giác đau buồn và mất mát có thể được xoa dịu bằng những hành động nhỏ nhất. Đừng chờ đợi người thân của bạn yêu cầu giúp đỡ mà hãy sẵn sàng giúp họ bất cứ lúc nào. Bạn có thể nấu nướng, mua thuốc hoặc làm công việc nhà thay họ. Người cao tuổi sẽ rất sẵn lòng nếu bạn đề nghị giúp đỡ cụ thể, thay vì hỏi họ.

 

Tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo của bệnh trầm cảm

Biểu hiện của trầm cảm và sự đau buồn ở người già khá giống nhau. Cảm xúc đau đớn khi phải chịu đựng sự mất mát chỉ là tạm thời.

Nếu có người thân bị trầm cảm, họ bắt đầu cảm thấy tệ hơn theo thời gian, không còn niềm vui trong những hoạt động họ từng yêu thích hoặc từng đề cập, có ý định tự tử. Vì vậy, bạn nên:

  • Nếu họ đang đau buồn về sự ra đi của một người bạn hoặc người thân trong gia đình thì đừng ngại nói về những người đã chết bởi điều này có thể giúp người già cảm thấy bớt cô đơn hơn.

  • Cố gắng tránh nói những điều như: “Con/cháu biết bố mẹ/ ông bà cảm thấy như thế nào” hay “Điều đó sẽ tốt hơn”. Điều này sẽ khiến cảm xúc của họ tụt sâu hơn nữa và có thể khiến họ thu mình lại. Hãy nhớ rằng, mỗi người đau đớn một cách khác nhau nên có thể bạn không biết cảm giác của người thân yêu của mình. Thay vào đó, hãy nói những câu như: “Con biết điều này khá khó khăn” hay “Không ai là mạnh mẽ cả”,... để an ủi người thân của bạn.

  • Đôi khi, chỉ cần ngồi bên người đó là đủ. Người già có thể không muốn nói chuyện, nhưng họ không muốn ở một mình.

Ngoài ra, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về người thân của bạn. Bác sĩ có thể giúp điều trị các chứng trầm cảm để người thân của bạn cảm thấy tốt hơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top