Những yếu tố giúp trẻ tăng khả năng tập trung

Trẻ tập trung tốt thời gian học dù ít nhưng chất lượng luôn được đảm bảo so với việc con lơ là, học trước quên sau ngồi trong lớp học nhưng suy nghĩ thường không kiểm soát, chạy nhảy muôn hướng thì kết quả cũng kém đi rất nhiều.

Sau đây là 6 yếu tố cải thiện khả năng tập trung ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý để giúp con hình thành thói quen tập trung tốt không chỉ trong học tập mà còn là cuộc sống giúp con đến với thành công vững vàng và chắc chắn.

1. GIẤC NGỦ TỐT YẾU TỐ VÀNG TẠO RA SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ

Bản thân chúng ta là một minh chứng cụ thể rất rõ ràng về việc ngủ đủ giấc mang lại sự tập trung và tinh thần minh mẫn trong công việc. Tại trường học ở các nước phát triển khi một đứa trẻ nghịch ngợm, quậy phá trong giờ học giáo viên sẽ hỏi phụ huynh câu đầu tiên rằng trẻ ở nhà có đi ngủ đúng giờ và đủ giấc. Để ta thấy được rằng giấc ngủ đóng một vài trò quan trong trong khả năng tập trung của trẻ .

Thời lượng ngủ của trẻ trong độ tuổi từ 7 – 12 được khuyến khích là từ 9 – 10 tiếng mỗi đêm. Như vậy để đánh thức con lúc 6h sáng cha mẹ cần yêu cầu con đi ngủ lúc 21h.

 

2. TRÒ CHƠI RÈN TÍNH TẬP TRUNG CHO TRẺ

Ngoài những trò chơi hoạt động thể chất như chạy nhảy vui đùa, leo trèo ngoài công viên, sân chơi. Cha mẹ có thể luyện tập và rèn tập trung cho con mình thông qua những trò chơi yêu cầu khả năng tập trung như ghép hình, vẽ , tô màu, chơi cờ vua, rubic…Những trò chơi như thế này tuyệt vời ở chỗ trẻ rất yêu thích mà hiệu quả không chỉ là giúp con rèn khả năng tập trung, còn giúp tăng cường trí thông minh, sáng tạo cho trẻ

Mọi chuyện đều không dễ dàng, nếu con của bạn khó lòng ngồi yên trong vòng 5 phút thì sự kiên nhẫn của cha mẹ là yếu tố quyết định giúp con tạo thói quen tập trung. Ban đầu hãy bắt đầu rèn cho trẻ 5 phút, sau đó là 10 phút, 20 phút…Mức độ tăng dần này sẽ đưa con vào nếp tập trung. 

 

3. BỐ TRÍ KHÔNG GIAN YÊN TĨNH CHO TRẺ HỌC TẬP

Một đứa trẻ khỏe mạnh, hoạt bát bình thường thì luôn hiếu động và tò mò với sự việc xung quanh. Do đó trong quá trình sặp xếp góc học tập cho con cha mẹ cần chú ý để trẻ không bị xao nhãng bởi sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình cười nói, xem tivi…, cũng như các vật kích thích sự hiếu động của trẻ. Đặc biệt là tránh làm phiền trẻ trong giờ tự học như nhờ vả sai vặt làm gián đoạn sự tập trung của trẻ. Dễ dẫn tới thói quen xấu khó sửa.

 

4. “THIỀN” MÔN RÈN LUYỆN TẬP TRUNG KHÔNG CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI LỚN

Một nghiên cứu của  Đại học North Carolina  đã cho thấy rằng những nhóm người ngồi thiền tĩnh lặng ngắn có khả năng ghi nhớ tốt hơn so với nhóm người không ngồi thiền. Việc ngồi thiền này cha mẹ cò thể giúp con tập luyện bằng cách để trẻ cùng ngồi “ thiền” tạo thành vòng tròn cùng gia đình trong không gian yên tĩnh, nhắm mắt lại và chân xếp bằng sau đó hít thở thật sâu và thật đều khoảng 10 lần và tập trung không nói chuyện hay gây tiếng động để nghe âm thanh xung quanh.

Sau đó, mở mắt ra và cho trẻ kể xem trẻ đã nghe được những gì. Luyện tập đều đặn mỗi ngày và tăng dần thời gian mỗi lần lên một chút. Động viên khen ngợi khi trẻ làm tốt để kích thích sự tập trung của trẻ.

 

5. TẬN DỤNG TÍNH TÒ MÒ, HIẾU KỲ CỦA TRẺ

Cha mẹ là người hiểu hơn cả con mình thuộc nhóm trẻ nào và bị hấp dẫn bởi các trò chơi cụ thể. Bằng cách vận dụng trò chơi vào học tập sẽ khiến trẻ chú tâm hơn rất nhiều so với sách vở khô khan bất động.

Làm toán cùng con với những viên kẹo hoặc quả táo màu sắc là một trong những ví dụ khiến trẻ tập trung hơn. Rèn luyện sự tập trung cũng giống như tự lập cần được rèn từ sớm và từng chút một. Tránh việc ép quá gây “cong cành, gãy nhánh” ở trẻ

 

6. RÈN LUYỆN TẬP TRUNG Ở TRẺ BẰNG CÁC HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY

Việc rèn khả năng tập trung cho trẻ cso thể bắt đầu ngay trong chính cuộc sống hàng ngày.

  • Yêu cầu, cỗ vũ khuyến khích con hoàn thành mọi công việc mà không bỏ dở
  • Rèn tập trung, sự quan sát qua đặt câu hỏi và tìm đồ vật trong nhà

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top