Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

Phình đại tràng do nhiễm độc là biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của bệnh viêm đại tràng nặng. Viêm đại tràng là tình trạng viêm ở đại tràng (hay ruột già) và thường chỉ ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của ruột. Nhưng khi tình trạng viêm nghiêm trọng và kéo dài, chúng có thể lan đến các lớp sâu hơn của đại tràng bao gồm cả các cơ và bắt đầu phá vỡ tính toàn vẹn về mặt cấu trúc của đại tràng.

Viêm sâu làm vô hiệu hóa các cơ ở thành đại tràng có nhiệm vụ co bóp để di chuyển các chất qua. Nó khiến các chất (bao gồm thức ăn và khí) tích tụ trong đại tràng trong khi các thành đại tràng yếu đi, căng và giãn rộng ra. Cuối cùng, các chất độc tích tụ bên trong đại tràng và rò rỉ qua các thành đại tràng vào máu của bạn, cuối cùng có thể gây ra tình trạng nhiễm độc toàn thân.

 

Sự khác biệt giữa phình đại tràng do nhiễm độc và các loại phình đại tràng khác là gì?

Các bệnh lý khác có thể khiến đại tràng của bạn bị tắc nghẽn, từ đó gây ứ đọng thức ăn và khí, làm căng và giãn các thành đại tràng. Tắc nghẽn ruột già và tắc ruột giả có thể gây ra phình đại tràng. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm độc toàn thân không phải lúc nào cũng xảy ra.

Phình đại tràng do viêm và nhiễm trùng thường dễ gây ra tình trạng nhiễm độc toàn thân hơn, dẫn đến các triệu chứng như huyết áp thấp, nhịp tim nhanh và thay đổi trạng thái tinh thần.

 

Những biến chứng có thể xảy ra của chứng phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

Chứng phình đại tràng do nhiễm độc là một trường hợp cấp cứu y tế khiến bạn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng đe dọa tính mạng, bao gồm:

  • Thủng hoặc vỡ đường tiêu hóa.

  • Chảy máu đường tiêu hóa nghiêm trọng và mất máu.

  • Nhiễm trùng toàn thân và nhiễm trùng huyết.

  • Hội chứng khoang bụng.

Chứng phình đại tràng do nhiễm độc gây tử vong như thế nào?

Thành đại tràng yếu và căng ra đặc biệt dễ bị rách. Một vết thủng hoặc vỡ ở thành đại tràng có thể dẫn đến chảy máu trong và nhiễm trùng nghiêm trọng ở bụng (viêm phúc mạc). Nhiễm trùng này có thể nhanh chóng lan vào máu và khiến bạn có nguy cơ bị sốc nhiễm độc. Áp lực ổ bụng nghiêm trọng cũng có thể gây suy nội tạng bằng cách làm các cơ quan của bạn không được cung cấp máu và oxy. Từ đó có thể gây tử vong cho bạn.

 

Các triệu chứng của chứng phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy (thường có máu)

  • Đau bụng, ấn đau

  • Bụng chướng

  • Đầy hơi

  • Buồn nôn và nôn

  • Chóng mặt

  • Mất nước

  • Nhịp tim nhanh

  • Sốt

  • Tụt huyết áp

  • Rối loạn tâm thần

  • Mệt mỏi, khó chịu

     

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

Trên lý thuyết, bất kỳ loại viêm đại tràng nào cũng có thể dẫn đến chứng phình đại tràng do nhiễm độc nếu đủ nghiêm trọng. Tuy nhiên, chứng bệnh này thường liên quan nhất đến bệnh viêm ruột hay IBD. Bệnh viêm ruột là thuật ngữ chung cho một số bệnh lý gây ra chứng viêm đại tràng mãn tính và không thể chữa khỏi. Bệnh viêm ruột nếu không được kiểm soát tốt bằng chế độ ăn uống và thuốc men có nhiều khả năng sẽ xâm nhập vào các lớp sâu hơn của đại tràng.

Chứng phình đại tràng do nhiễm độc là biến chứng của bệnh viêm đại tràng nặng, có thể có nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Viêm loét đại tràng: Viêm loét đại tràng là một trong những loại bệnh viêm ruột phổ biến nhất và cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng phình đại tràng do nhiễm độc. Hầu hết các trường hợp phình đại tràng sẽ xảy ra trong vài năm đầu sau khi chẩn đoán viêm loét dạ dày.

  • Bệnh Crohn: Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột khác và thường gặp ở ruột non của bạn, nhưng cũng có thể gặp ở đại tràng (ruột già) của bạn. Bệnh Crohn rất dễ gây phình đại tràng do nhiễm độc ở giai đoạn đầu.

  • Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ: Bệnh này là tác dụng phụ của hội chứng thiếu máu cục bộ đường ruột, xảy ra khi ruột của bạn không được cung cấp đủ máu. Vì tình trạng này tương đối khó giải quyết nên viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có cơ hội tiến triển thành phình đại tràng do nhiễm độc.

  • Viêm đại tràng do xạ trị: Viêm đại tràng hoặc viêm ruột thường là tác dụng phụ ngắn hạn của xạ trị, nhưng một số trường hợp phát triển các triệu chứng mãn tính có thể dẫn đến biến chứng là phình đại tràng do nhiễm độc.

  • Viêm đại tràng nhiễm trùng: Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virus có thể gây viêm đại tràng. Một số loại nhiễm trùng có thể nghiêm trọng hơn ở một số người. Nhiễm trùng do ngộ độc thực phẩm và cúm dạ dày có thể gây viêm đại tràng nặng ở một số người. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu đặc biệt dễ bị nhiễm loại virus cytomegalo gây nhiễm trùng.

  • Viêm đại tràng giả mạc: Vi khuẩn C. diff (Clostridioides difficile) là nguyên nhân gây ra loại viêm đại tràng nhiễm trùng này. Viêm đại tràng giả mạc thường được coi là nguy cơ gây phình đại tràng do nhiễm độc. Nhiễm trùng này thường gặp ở những người dùng thuốc kháng sinh để điều trị một bệnh nhiễm trùng riêng biệt. Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong ruột giúp kiểm soát vi khuẩn C. diff, từ đó cho phép C. diff phát triển mạnh. Nhiễm trùng C. diff có thể trở nên nghiêm trọng rất nhanh.

 

Yếu tố nguy cơ góp phần gây ra chứng phình đại tràng do nhiễm độc?

Bạn có nhiều khả năng mắc chứng đại tràng to độc hơn nếu bạn có những yếu tố nguy cơ sau:

  • Bệnh viêm ruột

  • Bệnh tự miễn

  • HIV/AIDS

  • Cấy ghép nội tạng hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch

  • Bệnh tiểu đường

  • Bệnh thận

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

  • Suy tim sung huyết

Một số loại thuốc mà bạn có thể đang dùng cũng có thể khiến chứng phình đại tràng do nhiễm độc trở nên tồi tệ hơn, bao gồm:

  • Thuốc phiện

  • NSAID

  • Thuốc chống trầm cảm

  • Thuốc kháng cholinergic

  • Thuốc chống tiêu chảy

  • Thuốc thụt hậu môn để nội soi

 

Điều trị bệnh phình đại tràng do nhiễm độc như thế nào?

Bệnh sẽ cần điều trị tích cực tại bệnh viện trong vài ngày để ổn định các triệu chứng và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm đại tràng. Nếu bạn bị nhiễm trùng huyết, bạn có thể cần được chăm sóc y tế đặc biệt như thở máy khi suy hô hấp hoặc lọc máu khi suy thận. Nếu không nhiễm trùng huyết thì việc điều trị bệnh thường như sau:

  • Dịch truyền tĩnh mạch để bù nước và điện giải

  • Thuốc kháng sinh để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng

  • Corticosteroid để điều trị viêm

  • Để ruột nghỉ ngơi bằng dinh dưỡng qua đường tiêu hóa (nuôi ăn qua ống)

Nếu bệnh không cải thiện khi dùng steroid, bác sĩ có thể thử một loại thuốc khác chẳng hạn như thuốc điều biến miễn dịch giúp giảm phản ứng miễn dịch quá mức gây ra tình trạng viêm nặng và quá sản tế bào bạch cầu trong các mô của ruột.

Phẫu thuật

Khoảng 50% số người bệnh có thể được điều trị thành công chỉ bằng dùng thuốc. Tuy nhiên, những trường hợp khác có thể sẽ cần tiến hành phẫu thuật, đặc biệt là nếu có biến chứng đe dọa tính mạng. Bác sĩ có thể đánh giá rằng việc cắt bỏ phần đại tràng bị ảnh hưởng sẽ an toàn hơn để ngăn ngừa nguy cơ hoặc biến chứng thêm. Khi bạn cắt bỏ đại tràng, có thể bạn sẽ cần hậu môn nhân tạo.

Hậu môn nhân tạo là một lỗ mở ở bụng. Phân thoát ra khỏi cơ thể bạn qua hậu môn nhân tạo khi ruột của bạn không hoạt động bình thường. Bạn có thể cần hậu môn nhân tạo tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào loại hậu môn nhân tạo bạn thực hiện. Cho dù là ngắn hạn hay dài hạn, hậu môn nhân tạo có thể là một sự điều chỉnh lớn đối với quá trình điều trị, đặc biệt là trong trường hợp khẩn cấp.

Tiên lượng

Tỷ lệ sống sót chung cho những người được điều trị chứng phình đại tràng do nhiễm độc là rất cao nếu bạn tìm cách điều trị sớm, khoảng 93%. Những người có biến chứng chẳng hạn như thủng đại tràng có tỷ lệ sống sót gần 75%. Biến chứng chủ yếu xảy ra khi người bệnh không được điều trị trong thời gian quá dài, vì vậy điều điều quan trọng là phải nhận ra mức độ nghiêm trọng của bệnh và điều trị càng sớm càng tốt.

return to top