Sưng mí mắt: Nguyên nhân và cách xử trí

Mí mắt là một cấu trúc da mỏng và phức tạp, bao gồm lông mi, tuyến lệ, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn. Mí mắt có vai trò:

  • Bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, mồ hôi, côn trùng

  • Trải đều nước mắt, giữ ẩm và bảo vệ mắt khi ngủ

  • Kích hoạt phản xạ nhắm mắt để bảo vệ nhãn cầu

Nguyên nhân gây sưng mí mắt

Sưng mí mắt có thể do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến gồm:

Dị ứng: Phản ứng với phấn hoa, bụi, lông thú, mỹ phẩm...

Lẹo mắt: Tuyến dầu bị tắc, nhiễm trùng tại chân lông mi, gây sưng, đau.

Chắp: Tuyến bã nhờn bị tắc lâu ngày, không đau nhưng nổi cục cứng ở mí.

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ): Gây đỏ mắt, chảy ghèn và sưng mí.

Viêm bờ mi: Do nhiễm trùng hoặc viêm mãn tính tại mép mí mắt.

Nhiễm trùng nặng (hiếm gặp):

  • Viêm mô tế bào quanh mắt

  • Viêm hốc mắt

  • Huyết khối xoang hang (biến chứng nặng, hiếm)

Các bệnh lý toàn thân:

  • Bệnh tuyến giáp (Graves)

  • Bệnh thận (hội chứng thận hư)

 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Sưng đau tăng nhanh, đỏ lan, sốt

  • Ảnh hưởng thị lực, mắt lồi, không thể mở mắt

  • Không cải thiện sau vài ngày điều trị tại nhà

 

Điều trị sưng mí mắt

Tùy nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc kháng viêm

  • Thuốc mỡ tra mắt

  • Thuốc uống (kháng sinh, corticosteroid)

 

Chăm sóc tại nhà để giảm sưng mí

1. Chườm ấm hoặc chườm lạnh:

  • Dùng khăn sạch, thấm nước ấm/lạnh, chườm lên mí mắt 10–15 phút, 2–3 lần mỗi ngày

  • Chườm ấm giúp làm thông tuyến bã, giảm đau

  • Chườm lạnh giúp giảm sưng nếu không có nhiễm trùng

2. Vệ sinh mí mắt:

  • Rửa nhẹ nhàng bằng khăn mềm hoặc tăm bông thấm dung dịch dầu gội trẻ em pha loãng

  • Có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mắt

3. Nghỉ ngơi cho mắt:

  • Tránh dùng kính áp tròng, không trang điểm mắt

  • Ngủ đủ giấc, tránh ánh sáng mạnh hoặc gió bụi

 

Phòng ngừa sưng mí mắt

  • Không dụi mắt

  • Tẩy trang sạch trước khi ngủ

  • Thay kính áp tròng đúng hạn

  • Giữ vệ sinh mắt và tay sạch sẽ

 

return to top