Suy thận là tình trạng chức năng thận bị giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng lọc máu, điều hòa nước – điện giải và cân bằng nội môi. Suy thận có thể diễn tiến cấp tính hoặc mạn tính tùy theo thời gian và mức độ tổn thương.
Suy thận cấp tính (Acute Kidney Injury – AKI): là tình trạng suy giảm nhanh chóng chức năng thận xảy ra trong vài giờ đến vài ngày, đặc trưng bởi tăng creatinine huyết thanh, giảm lượng nước tiểu và/hoặc tích tụ các sản phẩm chuyển hóa ni-tơ.
Suy thận mạn tính (Chronic Kidney Disease – CKD): là tình trạng mất chức năng thận kéo dài trên 3 tháng, với tổn thương cấu trúc hoặc chức năng thận không hồi phục.
a. Suy thận cấp tính
Phân loại theo cơ chế bệnh sinh:
Nguyên nhân trước thận (Prerenal AKI): giảm tưới máu thận, bao gồm:
Mất dịch do nôn, tiêu chảy, xuất huyết nặng
Sốc nhiễm trùng, sốc phản vệ
Suy tim sung huyết
Tác dụng phụ của thuốc: thuốc ức chế men chuyển (ACEIs), chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs)
Nguyên nhân tại thận (Intrinsic AKI): tổn thương cấu trúc trong thận:
Tác dụng độc thận của thuốc: NSAIDs, amphotericin B, thuốc cản quang
Viêm cầu thận cấp, viêm ống thận cấp
Lupus ban đỏ hệ thống
Nguyên nhân sau thận (Postrenal AKI): tắc nghẽn đường tiết niệu:
Sỏi niệu quản lớn
U bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc cục máu đông gây tắc nghẽn
b. Suy thận mạn tính
Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Đái tháo đường típ 1 và típ 2 (nguyên nhân hàng đầu)
Tăng huyết áp mạn tính
Viêm cầu thận mạn
Bệnh thận đa nang di truyền
Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu
Biến chứng từ suy thận cấp không hồi phục
a. Suy thận cấp tính
Triệu chứng thường khởi phát nhanh, bao gồm:
Giảm hoặc vô niệu
Phù ngoại biên, tăng huyết áp
Bồn chồn, lú lẫn
Co giật, hôn mê trong trường hợp nặng
b. Suy thận mạn tính
Thường âm thầm, không triệu chứng trong giai đoạn đầu. Biểu hiện khi chức năng thận giảm dưới 20%:
Mệt mỏi, chán ăn
Buồn nôn, nôn
Ngứa, tê bì chi
Chuột rút cơ, co giật
Sụt cân, khó ngủ
Hơi thở có mùi urê
Thiếu máu, tăng huyết áp
a. Xét nghiệm
Creatinine huyết thanh: chỉ số đánh giá chức năng lọc cầu thận.
Tốc độ lọc cầu thận ước tính (eGFR):
≥ 60 mL/phút/1,73m²: bình thường
< 60 mL/phút/1,73m² kéo dài ≥ 3 tháng: CKD
< 15 mL/phút/1,73m²: giai đoạn cuối, cần lọc máu
Điện giải đồ: phát hiện tăng kali, tăng phosphat, giảm calci
Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu, tiểu máu vi thể, trụ niệu
Siêu âm thận: kích thước, độ dày vỏ tủy, ứ nước
Nếu không điều trị kịp thời, suy thận có thể dẫn đến:
Toan chuyển hóa, tăng kali máu
Phù phổi cấp, tràn dịch màng ngoài tim
Thiếu máu mạn tính
Rối loạn lipid máu
Loãng xương, bệnh xương do thận
Tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ
a. Suy thận cấp tính
Xử trí nguyên nhân (bù dịch, kiểm soát huyết áp, ngừng thuốc độc thận)
Hỗ trợ bằng thuốc lợi tiểu khi cần
Lọc máu cấp cứu trong các chỉ định: tăng kali máu, toan chuyển hóa nặng, quá tải dịch, hội chứng ure huyết cao
b. Suy thận mạn tính
Kiểm soát yếu tố nguy cơ: huyết áp <130/80 mmHg, HbA1c <7%
Hạn chế đạm (0.6–0.8 g/kg/ngày nếu GFR <30), kiểm soát phosphat và calci
Điều trị thiếu máu: bổ sung sắt, erythropoietin
Bổ sung vitamin D, chất gắn phosphat
Lọc máu chu kỳ hoặc ghép thận khi GFR <15 mL/phút/1.73m²
Suy thận cấp tính: tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời; tuy nhiên, có thể để lại di chứng tổn thương mạn.
Suy thận mạn tính: tiến triển không hồi phục, tiên lượng phụ thuộc vào mức độ tổn thương, nguyên nhân nền và tuân thủ điều trị. Nguy cơ tử vong do tim mạch cao.
Suy thận cấp và mạn tính là những bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ cơ quan. Việc tầm soát sớm, điều trị nguyên nhân và kiểm soát yếu tố nguy cơ có vai trò quan trọng trong cải thiện chất lượng sống và kéo dài thời gian sống còn ở người bệnh.