✴️ Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Bệnh ung thư dạ dày là gì? Triệu chứng cảnh báo bệnh như thế nào? Ung thư dạ dày có thể phòng ngừa được không… là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc về căn bệnh nguy hiểm này.

Ung thư dạ dày là bệnh phổ biến và rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm. Theo nghiên cứu, mỗi năm trên thế giới có hơn 800.000 trường hợp tử vong do ung thư dạ dày.

 

Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là khối u ác tính có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày và có thể lan xuyên qua dạ dày sang các cơ quan khác. Cho tới nay, nguyên nhân chính xác gây ung thư dạ dày vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên có nhiều yếu tố được cho là căn nguyên khiến bệnh hình thành, phát triển như:

Ung thư dạ dày là khối u ác tính có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày

Ung thư dạ dày là khối u ác tính có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày.

 

  • Nhiễm vi khuẩn HP.
  • Chế độ ăn uống không khoa học.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia.
  • Sinh hoạt không điều độ.
  • Có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày.
  • Có các khối u lành tính (polyp dạ dày).
  • Thừa cân – béo phì.

 

Triệu chứng cảnh báo bệnh như thế nào?

Thông thường khi mắc ung thư dạ dày, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:

Đau dạ dày: Đây là dấu hiệu điển hình có liên quan đến ung thư dạ dày. Người bệnh sẽ đau dai dẳng, đau ở vùng giữa bụng.

Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh bị ung thư dạ dày sẽ bị táo bón hoặc tiêu chảy. Lý do là bởi các khối ung thư phát triển trong dạ dày có thể gây xáo trộn nhu động ruột.

Khi bị ung thư dạ dày người bệnh có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, sút cân nghiêm trọng...

Khi bị ung thư dạ dày người bệnh có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, sút cân nghiêm trọng…

 

Ợ nóng: Người bệnh ung thư dạ dày có thể bị ợ nóng, ợ chua…

Giảm cân không rõ nguyên nhân: Khi bị ung thư dạ dày người bệnh cũng thấy xuất hiện triệu chứng giảm cân đột ngột và không rõ nguyên nhân.

Máu trong phân hoặc nôn ra máu: Khi mắc bệnh, máu trong phân sẽ có màu nâu sẫm như bã cà phê hoặc đen như nhựa đường. Còn máu trong chất nôn sẽ có màu đỏ tươi, và có thể lẫn với màu cà phê.

Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư dạ dày, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả, kéo dài cơ hội sống.

 

Cách phòng ngừa ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày có thể phòng tránh được bằng nhiều cách khác nhau. Do đó chúng ta cần tự bảo vệ mình bằng các biện pháp như:

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Tránh các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, đồ cay nóng… thay vào đó là bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như các loại trái cây, rau củ quả chứa nhiều vitamin C và beta carotene…

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.

 

Tích cực vận động thể dục thể thao như đi bộ, chạy bộ, yoga, aerobic…

Không hút thuốc

Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây ung thư phổi mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạy dày. Vì thế cần ngừng hút thuốc hoặc tránh xa khói thuốc là cách giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Điều trị triệt để vi khuẩn HP trong dạ dày

Có khoảng 60-90% người mắc bệnh dạ dày có liên quan tới vi khuẩn HP. Chính vì thế để giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày cần điều trị triệt để vi khuẩn HP ở dạ dày.

Tầm soát ung thư định kỳ

Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn, gây nguy hiểm tới tính mạng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top