Sỏi thận là bệnh lý sỏi tiết niệu phổ biến nhất, chiếm khoảng 40% tổng số trường hợp. Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi thận có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, ứ nước bể thận và suy giảm chức năng thận.
Ngày nay, các phương pháp ít xâm lấn như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng hoặc tán sỏi qua da đã thay thế phần lớn chỉ định mổ hở. Tuy nhiên, mổ hở lấy sỏi thận vẫn còn được áp dụng trong những tình huống sỏi phức tạp, kích thước lớn hoặc kết hợp dị dạng tiết niệu không phù hợp với kỹ thuật khác.
Mổ hở lấy sỏi thận là phương pháp điều trị sỏi thận cổ điển, thích hợp với sỏi san hô và sỏi có kích thước lớn
Phẫu thuật mổ hở được chỉ định trong các trường hợp sau:
Sỏi san hô phức tạp hoặc sỏi nhiều viên có đường kính > 2.5 cm, không đáp ứng với các phương pháp tán sỏi.
Sỏi phối hợp nhiều vị trí (sỏi thận và niệu quản đồng thời).
Sỏi kết hợp bất thường tiết niệu như trào ngược bàng quang – niệu quản, phình niệu quản, hẹp đường ra bể thận.
Sỏi gây biến chứng ứ nước, nhiễm trùng nặng.
Không chỉ định mổ hở nếu sỏi có thể được xử lý hiệu quả bằng các phương pháp ít xâm lấn.
Trước khi tiến hành mổ hở lấy sỏi thận, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm
Xét nghiệm cận lâm sàng: Công thức máu, chức năng thận, đông máu, nhóm máu, nước tiểu.
Hình ảnh học: Siêu âm, CT scan hệ tiết niệu để đánh giá vị trí, kích thước, hình dạng sỏi và tình trạng thận.
Ổn định bệnh lý nền: kiểm soát huyết áp, đường huyết, điều trị nhiễm trùng.
Dự phòng kháng sinh: thường dùng nhóm cephalosporin ± quinolon.
Tư thế bệnh nhân: nằm nghiêng 90 độ, chân dưới co, chân trên duỗi, kê gối dưới thắt lưng.
Vô cảm: gây mê nội khí quản ± gây tê tủy sống.
Phẫu thuật:
Mở da theo đường sườn thắt lưng → khoang sau phúc mạc → bộc lộ thận.
Mở bể thận/niệu quản hoặc nhu mô thận tùy vị trí sỏi.
Lấy sỏi trực tiếp hoặc qua nội soi mềm kết hợp tán sỏi laser.
Đặt ống thông JJ để đảm bảo lưu thông đường niệu.
Tạo hình khúc nối nếu có bất thường bể thận – niệu quản.
Kết thúc:
Đặt dẫn lưu ổ mổ, kiểm tra, đếm gạc.
Khâu vết mổ theo lớp, băng vô trùng.
Toàn trạng: mạch, huyết áp, nhiệt độ, tình trạng tiêu hóa.
Dẫn lưu: số lượng, màu sắc, rút sau 2–3 ngày nếu ổn.
Nước tiểu: theo dõi màu, lượng, rút thông tiểu sau 2–3 ngày.
Xuất viện sau 5–7 ngày nếu ổn định, tái khám sau 2–4 tuần.
Chảy máu do tổn thương mạch máu lớn (động mạch thận, chủ bụng).
Tổn thương tạng lân cận (ruột, phúc mạc), cần xử trí kết hợp ngoại khoa tiêu hóa.
Chảy máu kéo dài: cần truyền máu hoặc can thiệp lại.
Tụ dịch/áp xe: dẫn lưu dưới siêu âm hoặc phẫu thuật lại.
Rò nước tiểu: do tắc ống JJ, có thể đặt lại hoặc phẫu thuật sửa chữa.
Thay băng mỗi ngày hoặc theo chỉ định bác sĩ.
Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ, chảy dịch, sốt.
Ghi nhận màu sắc, số lượng, mủ hoặc máu bất thường cần báo ngay.
Khuyến khích vận động nhẹ sau 24–48 giờ.
Tránh vận động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột.
Ăn lỏng, dễ tiêu trong 1–2 ngày đầu.
Tăng cường rau xanh, trái cây, hạn chế đạm động vật, thực phẩm nhiều oxalat.
Uống nhiều nước (trừ khi có chỉ định hạn chế dịch).
Mặc dù hiện nay mổ hở lấy sỏi thận không còn là lựa chọn đầu tay, kỹ thuật này vẫn giữ vai trò quan trọng trong điều trị các trường hợp sỏi phức tạp, kích thước lớn hoặc kết hợp bất thường giải phẫu tiết niệu. Việc chuẩn bị kỹ trước mổ, theo dõi sát sau mổ và chăm sóc đúng cách giúp giảm thiểu biến chứng, cải thiện chức năng thận và nâng cao hiệu quả điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh