✴️ Cắt bỏ thận ung thư có hoặc không vét hạch

ĐẠI CƯƠNG

Cắt bỏ một bên thận bị tổn thương ung thư có hoặc không vét hạch.

 

CHỈ ĐỊNH

Ung thư thận.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người có một thận.

Người có thận đối diện không còn chức năng.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện:

4 bác sĩ.

1 điều dưỡng.

1 kỹ thuật viên.

Phương tiện:

Bàn mổ:

Bàn mổ trong phòng mổ.

Bàn dụng cụ vô khuẩn:

Dao điện.

Dao mổ.

Pince.

Kẹp phẫu tích.

Kìm kẹp kim.

Bộ mổ bụng.

Harman.

Toan vô khuẩn.

Găng tay phẫu thuật vô khuẩn.

Máy thở.

Thuốc gây mê.

Máy duy trì thuốc mê.

Máy ghi điện tim.

Người bệnh:

Tư vấn và giải thích cho người bệnh.

Tình trạng bệnh:

Sự cần thiết phải phẫu thuật.

Các bước thực hiện:

Các biến chứng có thể xảy ra.

Thời gian phẫu thuật:

Chi phí (Bảo hiểm y tế, người bệnh tự chi trả...).

Kiểm tra:

Hỏi tiền sử người bệnh về các bệnh mãn tính mắc phải.

Các bệnh rối loạn đông máu.

Hỏi tiền sử các bệnh dị ứng.

Tình trạng ăn uống trước khi làm phẫu thuật.

Chuẩn bị hồ sơ:

Kiểm tra chỉ định của bác sĩ phẫu thuật.

Kiểm tra các xét nghiệm cơ bản và các xét nghiệm chuyên sâu, các thăm dò đánh giá chức năng thận còn lại.

Kiểm tra các bước chuẩn bị mổ.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Chọn nơi thực hiện phẫu thuật phòng mổ

Người bệnh:

Thay quần áo sạch sẽ của bệnh viện, không mang vật dụng cá nhân, tháo bỏ răng giả, nhẫn hoặc vòng...

Tiền mê chuyển người bệnh vào bàn mổ.

Gây mê nội khí quản.

Tư thế của người bệnh: Tùy theo phương pháp mổ để đặt tư thế cho phù hợp. 

Người bệnh nằm ngửa trong trường hợp đi đường mở qua phúc mạc .

Người bệnh nằm nghiêng trong trường hợp đường mổ không qua phúc mạc.

Nghiêng về bên thận không mổ, phía thận tổn thương ở trên.

Đặt Bio để nâng mạng sườn đối diện.

Cố định người bệnh.

Cởi quần áo, bộc lộ và sát khuẩn vùng mổ.

Người thực hiện:

Đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay vô khuẩn, mặc áo phẫu thuật, đi găng phẫu thuật vô khuẩn.

Phẫu thuật viên chính đứng ở bên phải người bệnh.

Phẫu thuật viên phụ đứng đối diện.

Điều dưỡng đứng cùng phía với phẫu thuật viên chính.

Kỹ thuật:

Có nhiều đường vào thận tùy vào từng phẫu thuật, nhưng có 3 loại đường chính:

Đường khe liên sườn XI - XII hướng đến rốn.

Đường thẳng đứng lưng - thắt lưng.

Đường qua phúc mạc:

Mở bụng theo đường vòng cung song song với bờ sườn.

Đường trắng bên.

Đường trắng giữa.

 

CÁCH THỨC PHẪU THUẬT

Thường dùng đường qua phúc mạc để tránh tế bào ung thư vào mạch nên thường cắt mạch trước khi cắt thận. Để lấy triệt để tổ chức quanh thận, bao thận, hạch rốn thận và những hạch quanh động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.

Cắt bỏ thận phải:

Đường vào: rạch da dưới bờ sườn phải cắt ngang cơ vào phúc mạc, cắt mở phúc mạc, bộc lộ đại tràng phải và tá tràng.

Bộc lộ mặt trước bên tĩnh mạch chủ bụng, thắt và cắt tĩnh mạch buồng trứng (hoặc tĩnh mạch tinh).

Thắt, cắt tĩnh mạch thận rồi đến động mạch thận. Nếu tổ chức thận ung thư đã lan vào tĩnh mạch thận, thì cần cắt tĩnh mạch thận ở sát gốc.

Thắt, cắt tĩnh mạch thượng thận và các mạch nhánh khác.

Lấy bỏ hết tổ chức mỡ quanh thận, dưới cơ hoành, trong hố thận.

Thắt, cắt niệu quản, tổ chức mỡ quanh niệu quản càng xa thận càng tốt.

Dẫn lưu hố thận.

Khâu phục hồi thành bụng.

Cắt thận trái:

Giống như cắt thận phải.

 

THEO DÕI

Người bệnh phải nằm tại buồng hậu phẫu, có chế độ chăm sóc hậu phẫu.

Theo dõi mạch huyết áp và toàn trạng.

Theo dõi dẫn lưu, số lượng dịch và màu sắc.

Theo dõi dẫn lưu bàng quang: số lượng nước tiểu.

Thay băng mỗi ngày 2 lần.

Cắt chỉ sau 14 ngày.

 

XỬ TRÍ TAI BIẾN

Chảy máu sau mổ:

Đo mạch huyết áp.

Truyền dịch.

Thuốc cầm máu.

Xét nghiệm công thức máu, nếu thiếu màu nhiều phải truyền máu.

Theo dõi nếu tiếp tục chảy máu với số lượng tăng hơn phải mổ cấp cứu để cầm máu.

Nhiễm trùng vết mổ:

Cắt chỉ, để hở vết mổ.

Làm kháng sinh đồ.

Thay kháng sinh cho phù hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top