Để đảm bảo và duy trì sự ổn định độ chuẩn xác về liều lượng của các thiết bị dùng trong xạ trị ung thư, kể cả xạ trị ngoài cũng như xạ trị áp sát, mỗi cơ sở phải được trang bị đồng bộ hệ thống các máy đo, đầu đo, áp kế, nhiệt kế v.v..
Các máy đo liều phải được kiểm chuẩn định kỳ theo cấp độ quốc gia (cấp II) hoặc quốc tế (cấp I).
Hệ thống máy đo liều của các cơ sở xạ trị của chúng ta thường được chuẩn theo cấp độ Quốc gia - cấp II, qua Viện Năng lượng Nguyên Tử Việt Nam - VAEI.
Áp dụng cho tất cả hệ thống máy đo liều xạ trị từ ngoài, xạ trị áp sát của các cơ sở từ trung ương đến địa phương.
Kỹ sư Vật lý
Kỹ thuật viên xạ trị
Máy đo liều (dosimeter)
Đầu đo (detector), gồm loại đo photon (buồng ion hóa hình trụ) và đo electron (buồng ion hóa phẳng, song song) nếu cơ sở được trang bị loại máy gia tốc đa năng.
Phantom chuyên dụng (nước hoặc chất dẻo tương đương mô)
Áp kế, nhiệt kế.
Tài liệu dướng dẫn kỹ thuật của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế - IAEA, TEC DOC 277 -398…
Bố trí hệ đo theo quy trình kỹ thuật: đặt máy đo
Nối cáp nguồn với máy đo và đẩu đo (tại buồng đặt máy điều trị)
Bố trí phantom tương ứng theo vị trí đầu đo
Đặt máy áp kế và nhiệt độ kế trong buồng máy điều trị.
Bật máy đo và chờ tín hiệu sẵn sàng cho phép cài đặt
Cài đặt các thông số của đầu đo tương thích và các giá trị hiện tại của áp suất và nhiệt độ.
Thiết lập thông số vật lý của máy điều trị, bao gồm kích thước trường chiếu, khoảng cách từ nguồn đến đầu đo (Source Chamber Distance- SCD).
Tiến hành các phép đo thử, đo thực tế theo thông số chuẩn
Thực hiện quy trình tương tự với hệ máy đo của VAEI.
So sánh với kết quả của hai hệ thống giữa cơ sở bệnh viện và VAEI.
Chuyển Hệ số chuẩn của VAEI cho hệ đo của cơ sở bệnh viện.
Ghi nhận kết quả đo ngẫu nhiên trên hệ đo của bệnh viện.
Tính sai số trung bình các phép đo.
Đánh giá kết quả và sai số.
So sánh kết quả đo và tính toán.
Đánh giá sai số theo chuẩn IAEA.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh