Để làm tăng hiệu quả và đạt được nguyên tắc của xạ trị ung thư là phân bố liều hấp thụ cao hợp lý tại thể tích bia (khối u), đồng thời phải giảm thiểu liều có hại cho các mô lành liên quan, người ta thường kết hợp xạ trị từ ngoài với xạ trị áp sát.
Cũng như các máy phát tia trong kỹ thuật xạ trị từ ngoài, những nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát có hoạt độ thay đổi (bán hủy) theo thời gian và dẫn đến thay đổi suất liều điều trị.
Việc đo, chuẩn liều các nguồn dùng trong xạ trị áp sát cũng cần được tuân thủ một cách nghiêm túc như các máy phát tia xạ trị từ ngoài.
Cơ sở xạ trị ung thư có máy xạ trị áp sát cần có thiết bị đo chuyên dụng, phù hợp với từng loại máy, loại nguồn cụ thể.
Người thực hiện, đặc biệt là các Kỹ sư vật lý cần có trình độ và kinh nghiệm trong đo liều trong thực hành lâm sàng.
Áp dụng cho tất cả các cơ sở, cho tất cả các loại máy xạ trị áp sát (suất liều thấp - LDR, suất liều trung bình - PDR và suất liều cao - HDR )
Kỹ sư vật lý xạ trị
Kỹ thuật viên xạ trị
Máy đo liều chuyên dụng xạ trị áp sát. Bao gồm: Máy đo (dosimeter), đầu đo
(detector), cáp nguồn (cable), áp kế, nhiệt độ kế…
Nguồn phóng xạ đang sử dụng điều trị.
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật…
Bố trí hệ đo theo quy trình kỹ thuật: bố trí máy đo
Nối cáp nguồn với máy đo và đầu đo (tại buồng đặt máy xạ trị áp sát)
Bố trí detector tại (các) điểm đo tương ứng
Đặt máy áp kế và nhiệt độ kế trong buồng máy điều trị.
Bật máy đo và chờ tín hiệu sẵn sàng cho phép cài đặt
Cài đặt các thông số của đầu đo tương thích và các giá trị hiện tại của áp suất và nhiệt độ.
Thiết lập thông số vật lý của máy xạ trị áp sát.
Tiến hành các phép đo thử.
Đo hoạt độ thực của nguồn.
Tính toán suy giảm hoạt độ nguồn theo lý thuyết
Ghi nhận kết quả đo ngẫu nhiên trên hệ đo
Tính sai số thống kê, sai số trung bình các phép đo
Đánh giá kết quả và sai số
So sánh kết quả đo và tính toán
So sánh kết quả đo và lý thuyết suy giảm nguồn
Đánh giá sai số
Xử trí số liệu theo chuẩn danh định.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh