✴️ Tầm soát ung thư đường tiêu hóa thế nào cho hiệu quả?

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa là bước thăm khám định kỳ quan trọng được các bác sĩ khuyến khích nên làm ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có yếu tố nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa cần tầm soát càng sớm càng tốt.

 

Ung thư đường tiêu hóa là gì?

Ung thư đường tiêu hóa là bệnh xuất phát từ sự xuất hiện của các khối u ác tính trong đường tiêu hóa. Ung thư có thể gặp ở nhiều cơ quan như dạ dày, thực quản, đại tràng, trực tràng, hậu môn…

Ung thư có thể gặp ở nhiều cơ quan như dạ dày, thực quản, đại tràng, trực tràng, hậu môn...

Ung thư có thể gặp ở nhiều cơ quan như dạ dày, thực quản, đại tràng, trực tràng, hậu môn…

 

Ung thư đường tiêu hóa có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như độ tuổi, yếu tố di truyền, chế độ sinh hoạt và ăn uống. Nhưng dù nguyên nhân là gì, ung thư đường tiêu hóa cũng là một căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

 

Vì sao cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa?

Ung thư đường tiêu hóa bao gồm các loại: Ung thư đường tiêu hóa trên (ung thư thực quản, ung thư dạ dày, tuyến tụy, gan, đường mật, ruột non) và ung thư đường tiêu hóa dưới (ung thư đại trực tràng và ung thư hậu môn).

Ung thư thực quản, dạ dày, gan và tuyến tụy được đánh giá là nguy hiểm nhất bởi thời gian từ khi phát bệnh đến khi tử vong diễn ra rất nhanh chóng do chẩn đoán muộn. Hơn nữa các khối u xuất hiện trong thực quản nằm cạnh các bộ phận quan trong một khi xâm lấn hay di căn sẽ gây tổn thương gan, phổi hay trung thất.

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh ngay ở giai đoạn đầu, ngay từ khi mới xuất hiện triệu chứng

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh ngay ở giai đoạn đầu khi mới xuất hiện triệu chứng.

 

Ung thư đại trực tràng có tỷ lệ tử vong cao là do bệnh không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu với biểu hiện gần giống với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Vì vậy rất nhiều các trường hợp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán sớm thì tỷ lệ sống trên 90%.

Hiện nay, ung thư đường tiêu hóa có thể phát hiện sớm bằng việc tầm soát định kỳ. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa sẽ giúp:

  • Phát hiện sớm mầm mống bệnh ngay từ giai đoạn đầu, ngay khi chưa có các triệu chứng cụ thể.
  • Trong trường hợp phát hiện bệnh, việc tầm soát sớm sẽ giúp điều trị kịp thời, làm tăng cơ hội sống cho người bệnh.
  • Trước tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều chất tạo màu, chất bảo quản tràn lan trên thị trường, do chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên rượu bia, thuốc lá… đã làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Vì thế, tầm soát sớm bệnh sẽ giúp chúng ta biết được tình trạng sức khỏe hiện tại, nguy cơ có thể mắc các bệnh lý khác nhau ở đường tiêu hóa. Từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

 

Các xét nghiệm cần làm trong tầm soát ung thư tiêu hóa

Để tầm soát ung thư tiêu hóa, người bệnh có thể được chỉ định làm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu để tìm dấu ấn ung thư bao gồm CEA, CA 72-4, CA 19-9 nhằm phát hiện sớm ung thư dạ dày, thực quản, đường tiêu hóa nói chung.
  • Tìm máu ẩn trong phân: Đây là xét nghiệm quan trọng nhằm tầm soát ung thư đường tiêu hóa nhất là phát hiện polyp đại tràng. Khối u đại tràng có thể làm máu chảy rỉ ra trong phân.

Nội soi là một trong những biện pháp giúp phát hiện sớm ung thư ở đường tiêu hóa:

  • Nội soi dạ dày – thực quản: Kiểm tra thực quản và dạ dày bằng cách sử dụng một ống mỏng, có đèn soi gọi là ống nội soi dạ dày, được đưa qua miệng hoặc mũi đến thực quản và dạ dày. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ lấy vài mẫu mô qua ống nội soi dạ dày và tiến hành sinh thiết dưới kính hiển vi.
  • Nội soi đại trực tràng: Giúp quan sát toàn bộ đại trực tràng, phát hiện sớm dấu hiệu cảnh báo bệnh.
  • Các chẩn đoán hình ảnh khác: Chụp X-quang, siêu âm hay chụp PET/CT.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top