THÀNH PHẦN
Công thức cho 1 ống thuốc tiêm 2 ml:
Furosemid...…………………..…….…….. 20 mg
Nước cất pha tiêm, tá dược vừa đủ.…………2ml
CHỈ ĐỊNH
Phù do nguồn gốc tim, gan hay thận.
Phù phổi, phù não, nhiễm độc thai.
Cao huyết áp nhẹ hay trung bình (trong trường hợp cao huyết áp nhẹ dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc cao huyết áp khác).
Liều cao dùng điều trị thiểu niệu do suy thận cấp hoặc mạn, ngộ độc barbiturat.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mất điện giải, tiền hôn mê, hôn mê gan, suy thận do các thuốc gây độc với thận và gan.
Tăng nhạy cảm với Furosemid hoặc các sulfamid khác.
Tắc đường tiểu, suy thận kèm bí đái.
Tăng huyết áp thai nghén.
LIỀU LƯỢNG
Liều dùng tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và đáp ứng khi điều trị.
Người lớn: 20-40mg/ngày, tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch chậm. Khi cần có thể lặp lại sau mỗi 2 giờ.
Thiểu niệu trong suy thận cấp và mạn: khởi đầu 240mg (12 ống)/ngày pha loãng trong 250ml nước muối sinh lý hay dung dịch Ringer truyền tĩnh mạch trong 1 giờ (tốc độ 80 giọt/phút). Nếu không hiệu quả thì sau 1 giờ có thể truyền tiếp 1000mg trong 4 giờ. Nếu với liều tối đa 1000mg mà vẫn không hiệu quả bệnh nhân cần phải được lọc thận nhân tạo. Liều hiệu quả có thể được lặp lại mỗi 24 giờ hoặc chuyển sang dùng đường uống.
Trẻ em: 0,5-1mg/kg/ngày.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, rối loạn thị giác, ù tai, điếc thoáng qua, dị cảm, hạ huyết áp tư thế đứng, viêm tụy cấp, tổn thương gan, tăng nhạy cảm với ánh sáng.
Tiểu quá nhiều sẽ đưa đến choáng váng, mệt mỏi, yếu cơ, khát nước và tăng số lần đi tiểu. Hiếm gặp dị ứng da, ức chế tủy xương (thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu), rối loạn nước, điện giải, giảm Natri huyết, tăng Nitơ huyết, tăng aicd uric huyết.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG
Theo dõi Na, K huyết, chức năng thận nhất là với người xơ gan.
Khi dùng liều cao và kéo dài, cần kiểm soát điện giải đồ, bù thêm thực phẩm giàu Kali và bù Kali.
Huyết áp và cung lượng tim của bệnh nhân trụy mạch phải trở về bình thường trước khi điều trị.
Furosemid phải được dùng thận trọng trong bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt vì nó có thể gây tắc nghẽn đường niệu cấp.
Khi điều trị lâu dài ở những bệnh nhân tiểu đường, cần phải theo dõi đường huyết và tăng liều insulin nếu cần.
Thận trọng trong những bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa acid uric.
Trong một vài trường hợp cao huyết áp ác tính, có thể phối hợp với mất natri, dùng lợi tiểu khi đó sẽ có hại.
Trong xơ gan cổ trướng, làm thay đổi quá nhanh cân bằng nước điện giải có thể đưa đến hôn mê gan.
Rượu, barbiturat và diazepam có thể làm tăng tác dụng hạ áp tư thế của furosemid.
Khi khởi đầu điều trị, không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nặng.
Khi tiêm truyền, không được pha furosemid với các loại thuốc khác.
Phụ nữ có thai: Ở 6 tháng của thời kỳ đầu thai kỳ chỉ sử dụng khi thấy có lợi ích rõ rệt.
Phụ nữ có con bú: ức chế sự tiết sữa và hiện diện trong sữa.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Không dùng chung với Lithium, cephalosporin, aminoglycosid vì làm tăng độc tính trên thận và tai.
Dùng thận trọng với các thuốc hạ áp, thuốc lợi tiểu đường uống, corticoid, digitalis.
Khi dùng với các thuốc ức chế men chuyển phải ngừng thuốc lợi tiểu 3 ngày trước khi dùng thuốc ức chế men tăng chậm liều.
Với các chất cản quang có iod, bù nước trước khi dùng vì gây nguy cơ suy thận cấp.
BẢO QUẢN
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, dưới 30 độ C.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh