ĐỊNH NGHĨA
Từ năm 1920, phẫu thuật được coi là phương pháp điều trị chính đối với U tuyến yên. Xạ trị hậu phẫu bắt đầu được áp dụng, cho kết quả khả quan hơn. Tỉ lệ tái phát giảm đi hẳn so với phẫu thuật đơn thuần. Điều này hướng tới các thử nghiệm xạ đơn thuần. Điều quan trọng nữa là sự phát triển trong thực hành xạ trị với máy xạ trị phát năng lượng cao cho độ chính xác lớn hơn trong khi giảm tổn thương mô lành trên đường đi của tia. Các nhà phấu thuật thần kinh Mỹ cho rằng nên điều trị tia xạ đơn thuần. Phẫu thuật chỉ đặt ra khi nào có biểu hiện có biến đổi thị giác cấp tính mà xạ trị thất bại.
CHỈ ĐỊNH
Các khối u nhỏ không hoặc ít liên quan đến ảnh hưởng thị lực, thị trường
Nguy cơ cao của phẫu thuật trong gây mê; các người bệnh chống chỉ định phẫu thuật
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tiến triển mất thị lực nhanh
Mất thị lực đồng thời thị trường bên đối diện.
Dấu hiệu xanh của đĩa thị
Tổn thương thị lực nặng
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sĩ xạ trị: giám sát, chỉ đạo tư thế người bệnh, lập kế hoạch điều trị
Kỹ sư vật lý xạ trị
Kỹ thuật viên xạ trị: làm mặt nạ cố định đầu cho người bệnh
Phương tiện
Dụng cụ cố định
Dụng cụ kê đầu phù hợp
Máy mô phỏng thông thường hoặc máy chụp cắt lớp mô phỏng (CT sim)
Máy xạ trị ngoài: Cobalt-60, gia tốc có mức năng lượng cao 6, 15 MV
Thuốc cản quang
Người bệnh
Giải thích cho người bệnh về bệnh và quy trình điều trị
Được xử dụng thuốc corticoid vào 2-3 ngày trước
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Làm mặt nạ cố định đầu cổ
Tư thế người bệnh nằm ngửa, tay xuôi theo thân người, đầu dốc sao cho cằm gập giúp thuận lợi cho việc thiết lập trường chiếu thẳng trán. -Thể tích được điều trị theo GTV - CTV - PTV.
Định vị tâm trường chiếu
Sử dụng kỹ thuật 3 hoặc 4 trường chiếu hướng vào vị trí u tuyến để tạo đường đồng liều đồng nhất. Có thể dùng thêm dụng cụ lọc (còn gọi là nêm) để giúp các trường chiếu bên đạt được phân bố đồng nhất hơn trong vùng thể tích được quan tâm. Sao cho liều cao giới hạn trong thể tích u và giảm liều cho mô lành xung quanh.
Chuyển dữ liệu tới máy điều trị theo kỹ thuật đã chọn.
Kiểm tra lại trước khi điều trị bằng cách chụp trên máy điều trị để đảm bảo hướng đi của chùm tia tuyệt đối chính xác (chụp port film).
THEO DÕI
Phối hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật viên xạ trị với bác sỹ để nắm được chỉ định
Kỹ thuật viên đặt người bệnh tia hàng ngày trên máy phải tỉ mỉ, chính xác đảm bảo lập đi lập lại tư thế người bệnh xạ trị hàng ngày không sai lệch, khớp số liệu đã tính trên máy điều trị.
Trong lúc máy phát tia, kỹ thuật viên phải theo d i sát người bệnh qua camera đặt trong phòng tia dẫn tín hiệu đưa ra màn hình trong buồng điều khiển, nếu có bất thường phải kịp thời xử trí.
Sau khi máy kết thúc phát tia, để người bệnh được nghỉ ít phút trước khi rời bàn tia ra ngoài, kỹ thuật viên phải cảnh giác đề phòng người bệnh sau tia bị choáng, ngã dẫn đến tai nạn không mong muốn.
XỬ TRÍ TAI BIẾN
Phù nề cấp tính:
Có lẽ do phản ứng phù nề trong u tuyến yên do tia gây mất thị lực. Biến chứng không nặng và thường giảm dần sau ít ngày, có thể cần hỗ trợ thuốc corticoid.
Thận trọng thì nên khởi đầu bằng tia liều thấp thăm dò rồi tăng dần liều sẽ an toàn. Có sự phối hợp gắn kết giữa các nhà xạ trị, thần kinh, chuyên khoa mắt để nếu có biểu hiện tổn thương thị lực sẽ chuyển sang phẫu thuật ngay.
Xơ hoá tổ chức não sau tia xạ:
Có thể trực tiếp của tia tổ chức não hoặc gián tiếp do tổn thương mạch máu. nguy cơ biến chứng liên quan đến liều và phân liều xạ, tổng thời gian đưa liều xạ vào và thể tích điều trị.
Tổng liều chỉ nên dừng ở 4000-4500 cGy R trong 5-6 tuần hoặc 5000 cGy trong 6-7 tuần. Tránh tia phân liều cao trong thời gian quá ngắn, phân liều hàng tuần nên ở mức 750-800 cGy.
Tổn thương da và xương:
Rụng lông giới hạn vùng cửa vào do kích thước nhỏ của trường chiếu, nhưng sẽ lớn ở vùng cửa ra, thường tạm thời và mọc lại sau vài tháng tiếp sau. Một số tác giả cho thấy có hoại tử xương vùng yên sau tia nhưng hiếm và không nghiêm trọng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh