Rối loạn nhận thức so sánh với sa sút trí tuệ

1. Rối loạn nhận thức là gì?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu quá trình nhận thức là gì?

Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ não của con người. Quá trình nhận thức diễn ra thông qua các hoạt động học tập, sự tập trung, chú ý, ghi nhớ, hành động,…

Rối loạn nhận thức là hội chứng bệnh lý bao gồm những thay đổi trong nhận thức quá mức bình thường hoặc bất thường so với tuổi. Rối loạn trong quá trình nhận thức gây ra suy giảm các chức năng nhận thức ngay cả khi hoạt động ý thức còn được bảo tồn ( người bệnh không bị sảng).

Ở người bệnh rối loạn nhận thức có sự suy giảm nhận thức đáng kể ở ít nhất hai trong số các lĩnh vực: giảm sự chú ý khi thực hiện nhiều hành động phức tạp, suy giảm chức năng điều hành, giảm khả năng thực hiện hành động, giảm khả năng học tập, suy giảm trí nhớ, nhận thức xã hội… Đặc điểm của bệnh nhân bị rối loạn nhận thức là có sự suy giảm đáng kể trong chức năng nghề nghiệp hoặc xã hội so với trước đây.

Những người có tuổi càng cao thì khả năng mắc rối loạn nhận thức càng tăng.

2. Sa sút trí tuệ là gì?

Tương tự như rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ cũng một là tình trạng suy giảm nhận thức, đa phần đối tượng người bệnh nhân là người cao tuổi.

Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng mà người bệnh có sự suy giảm ở các lĩnh vực như: trí nhớ, định hướng, chú ý, ngôn ngữ, tri giác, suy luận, phán đoán, điều hành, khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục,… Trong đó suy giảm trí nhớ là triệu chứng nổi bật của chứng sa sút trí tuệ. Các khiếm khuyết gây ra bởi chứng sa sút trí tuệ đủ lớn để gây cản trở đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

 

3. Sự khác nhau giữa rối loạn nhận thức và sa sút trí tuệ?

Mặc dù 2 chứng bệnh này có nhiều triệu chứng tương đồng, dễ gây nhầm lẫn, tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt dựa vào các đặc điểm sau:

3.1 Mức độ các triệu chứng:

 Mặc dù cùng có các triệu chứng về suy giảm nhận thức, những biểu hiện thường gặp là: người bệnh hay quên ( có thể quên vị trí đồ đạc, quên các thông tin về bản thân hoặc quên chính những điều mình từng nói…), gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch và ghi nhớ các bước để thực hiện một công việc hoàn chỉnh, trong giao tiếp câu nói của bệnh nhân có cấu trúc không đầy đủ, từ ngữ lộn xộn, người mắc chứng rối loạn nhận thức có sự thay đổi trong tính cách, không có khả năng đồng cảm với cảm xúc của những người xung quanh,…

 Trong khi với rối loạn ý thức, người bệnh có sự thay đổi ở ít nhất hai trong số những biểu hiện kể trên thì sa sút trí tuệ là sự suy giảm nhận thức ở toàn bộ các lĩnh vực và bao giờ cũng có suy giảm trí nhớ.

  Cũng vì tình trạng nặng hơn nên người mắc chứng sa sút trí tuệ khác với người rối loạn nhận thức là những sinh hoạt hằng ngày của họ bao giờ cũng bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng bệnh. Trong khi đó, người rối loạn nhận thức có thể vẫn sinh hoạt bình thường mà không ảnh hưởng gì nếu bệnh còn ở thể nhẹ.

3.2 Sự khác biệt về nguyên nhân gây rối loạn nhận thức và sa sút trí tuệ

 Nguyên nhân gây rối loạn nhận thức và sa sút trí tuệ tương tự như những rối loạn tâm thần khác, được cho là do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh, mất kết nối giữa các tế bào thần kinh ở trong não. Có nhiều bệnh lý khác nhau với biểu hiện là rối loạn nhận thức hoặc sa sút trí tuệ, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh Alzheimer.

 Đối với nhóm bệnh nhân rối loạn nhận thức, nhóm nguyên nhân dễ dàng nhận thấy nhất là chấn thương, gây ra tổn thương não, tụ máu ngoài màng cứng. Đây là điểm đặc biệt của rối loạn nhận thức: là hội chứng duy nhất mà nguyên nhân gây ra nó có thể được xác định. Có thể không tìm thấy một tổn thương thần kinh cụ thể trên những bệnh nhân rối loạn nhận thức. Sự kết hợp của yếu tố tuổi tác, bệnh mạn tính, rối loạn nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng… được cho là có liên quan đến tần suất mắc chứng rối loạn nhận thức.

Ở những bệnh nhân sa sút trí tuệ, bằng các cận lâm sàng có thể tìm thấy những tổn thương thực thể trong hệ thần kinh của bệnh nhân. Những tổn thương có thể phân chia thành:

  • Tổn thương ở vỏ não.
  • Tổn thương ở dưới vỏ não.
  • Sa sút trí tuệ do tổn thương ở vỏ não và dưới vỏ.
  • Sa sút trí tuệ do tổn thương toàn thể não
  • Các nguyên nhân khác: gồm 2 nhóm chính là nguyên nhân nhiễm độc ( nhiễm độc thuốc, nhiễm độc kim loại, thiếu Vitamin B12,…), nguyên nhân nhiễm khuẩn ( giang mai thần kinh, viêm màng não,…), thiếu hụt dinh dưỡng… được xem là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ có thể đảo ngược.

3.3 Mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt của bệnh nhân:

  • Đối với sa sút trí tuệ, sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy người bệnh phụ thuộc nhiều vào gia đình.
  • Đối với suy giảm nhận thức, khi tình trạng diễn biến đến mức độ nặng thì người bệnh mới giảm hoặc mất khả năng hoạt động độc lập.
return to top