Thất ngôn/Mất ngôn ngữ
Thất ngôn/Mất ngôn ngữ là một khiếm khuyết mạn tính và dai dẳng có thể ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh trong cuộc sống của người bệnh. Nên cho người bệnh thất ngôn/mất ngôn ngữ tham gia điều trị với kỹ thuật viên NNTL càng sớm càng tốt ngay khi người bệnh có thể chịu đựng được sự điều trị[GPP] (Stroke Foundation, 2017). Nên cho người bệnh tham gia trị liệu để cải thiện khả năng giao tiếp chức năng (Stroke Foundation, 2017). Nên tiến hành trị liệu thất ngôn/mất ngôn ngữ tích cực bao gồm ít nhất 45 phút trị liệu ngôn ngữ trực tiếp năm ngày một tuần trong vài tháng đầu sau đột quỵ (Stroke Foundation, 2017). Trong dài hạn, nên xây dựng và cho người bệnh thất ngôn/mất ngôn ngữ mạn tính và dai dẳng tham gia các chương trình trị liệu nhóm và nhóm hội thoại[C] (Stroke Foundation, 2010).
GPP |
Nên cho người bệnh tham gia điều trị thất ngôn/mất ngôn ngữ càng sớm càng tốt ngay khi người bệnh có thể chịu đựng được sự điều trị (Stroke Foundation, 2017). |
|
Nên cho người bệnh tham gia điều trị thất ngôn/mất ngôn ngữ để cải thiện khả năng giao tiếp chức năng (Stroke Foundation, 2017). |
|
Nên tiến hành trị liệu thất ngôn/mất ngôn ngữ tích cực bao gồm 45 phút trị liệu trực tiếp năm ngày một tuần trong vài tháng đầu sau đột quỵ (Stroke Foundation, 2017). |
|
Các phương pháp can thiệp thất ngôn/mất ngôn ngữ nên được thiết kế riêng phù hợp với cá nhân người bệnh, nhưng có thể bao gồm: |
C |
Điều trị những khía cạnh của ngôn ngữ theo các mô hình trong tâm lý học thần kinh nhận thức |
B |
trị liệu ngôn ngữ cưỡng bức |
D |
sử dụng cử chỉ điệu bộ |
C |
những kỹ thuật hội thoại có hỗ trợ |
C |
thực hiện chương trình trị liệu qua máy vi tính Stroke Foundation, 2010). |
C |
Có thể sử dụng trị liệu nhóm và các nhóm hội thoại cho người bệnh thất ngôn/mất ngôn ngữ và nên có những chương trình này để người bệnh thất ngôn/mất ngôn ngữ mạn tính và dai dẳng tham gia trong dài hạn (Stroke Foundation, 2010). |
Rối loạn vận ngôn
Đối với người bệnh rối loạn vận ngôn, sự tiếp xúc sớm và kéo dài hướng đến nhu cầu của cá nhân người bệnh là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao sự tự tin của người bệnh và cải thiện khả năng giao tiếp chức năng của họ (Stroke Foundation, 2017). Y văn đề nghị người bệnh rối loạn vận ngôn nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt ít nhất ba buổi một tuần lên đến 16 tuần sau đột quỵ (Stroke Foundation, 2017). Những phương pháp can thiệp này nên được thiết kế riêng phù hợp với cá nhân người bệnh và nên tập trung vào sử dụng giao tiếp chức năng (Stroke Foundation, 2017). Các dụng cụ giao tiếp tăng cường và thay thế (Augmentative and alternative communication – AAC) cũng có thể có ích trong hoạt động hàng ngày đối với những người rối loạn vận ngôn nặng[GPP] (Stroke Foundation, 2010).
Không có bằng chứng cho thấy những bài tập vận động miệng không lời mang lại lợi ích gì thêm trong trị liệu lời nói và không nên thực hiện những bài tập này với người bệnh rối loạn vận ngôn (Stroke Foundation, 2017).
Phương pháp can thiệp rối loạn vận ngôn nên được thiết kế riêng phù hợp với cá nhân người bệnh và nên tập trung vào sử dụng giao tiếp chức năng (Stroke Foundation, 2017).
Can thiệp điều trị rối loạn vận ngôn có thể bao gồm:
D |
phản hồi sinh học hoặc máy khuếch đại giọng nói để thay đổi cường độ và gia tăng âm lượng |
D |
trị liệu tích cực hướng đến gia tăng âm lượng (ví dụ như Điều trị Giọng nói
|
GPP |
Lee Silverman (Lee Silverman Voice Treatment – LSVT)) sử dụng các chiến lược như giảm tốc độ, nhấn mạnh cấu âm hoặc cử chỉ điệu bộ (Stroke Foundation, 2017). |
GPP: Các dụng cụ giao tiếp tăng cường và thay thế có thể có ích trong hoạt động hàng ngày đối với những người rối loạn vận ngôn nặng (Stroke Foundation, 2010).
Không nên thực hiện những bài tập vận động miệng không lời với người bệnh rối loạn vận ngôn (Stroke Foundation, 2017).
Apraxia lời nói
Nên cho người bệnh apraxia lời nói tham gia ngôn ngữ trị liệu. Phương pháp trị liệu nên được thiết kế riêng phù hợp với cá nhân người bệnh và có thể kết hợp những cách tiếp cận về tốc độ/nhịp điệu và cơ học của cấu âm (Stroke Foundation, 2017). Trị liệu có thể kết hợp sử dụng phương pháp làm mẫu và gợi ý trực quan hoặc những nguyên tắc học vận động để hệ thống quá trình luyện tập (Stroke Foundation, 2017). Trị liệu cũng có thể bao gồm Những nguyên lý trị liệu tái cấu trúc hệ cơ vùng miệng tương ứng với mục tiêu phát âm (Principles for Restructuring Oral Musculature Phonetic Targets – PROMPT) hoặc các chương trình tự tập với máy vi tính sử dụng kích thích giác quan đa phương thức (Stroke Foundation, 2017). Người bệnh apraxia lời nói nên sử dụng các phương thức giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC) như cử chỉ điệu bộ hoặc thiết bị tạo lời nói trong hoạt động chức năng (Stroke Foundation, 2017).
Phương pháp trị liệu apraxia lời nói nên được thiết kế riêng phù hợp với cá nhân người bệnh và có thể kết hợp những cách tiếp cận về tốc độ/nhịp điệu và cơ học của cấu âm (Stroke Foundation, 2017).
Trị liệu apraxia lời nói có thể kết hợp:
Sử dụng phương pháp làm mẫu và gợi ý trực quan
Những nguyên tắc học vận động để hệ thống các buổi luyện tập
Những nguyên lý trị liệu tái cấu trúc hệ cơ vùng miệng tương ứng với mục tiêu phát âm (Principles for Restructuring Oral Musculature Phonetic Targets
PROMPT)
Các chương trình tự tập với máy vi tính sử dụng kích thích giác quan đa phương thức
(Stroke Foundation, 2017).
Đối với hoạt động chức năng, nên sử dụng các phương thức giao tiếp tăng cường và thay thế như cử chỉ điệu bộ hoặc thiết bị tạo lời nói (Stroke Foundation, 2017).
Giao tiếp tăng cường và thay thế
Giao tiếp tăng cường và thay thế (Augmentative and alternative communication – AAC) là một lĩnh vực thực hành lâm sàng nhằm đáp ứng nhu cầu của những người có rối loạn giao tiếp đáng kể và phức tạp (American Speech-Language-Hearing Association (ASHA), n.d). Giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC) sử dụng nhiều kỹ thuật và công cụ đa dạng để giúp một người diễn đạt cảm nghĩ, mong muốn và nhu cầu, cảm xúc và ý tưởng (ASHA, n.d). Kỹ thuật viên NNTL đóng vai trò chủ yếu trong công tác sàng lọc, lượng giá, chẩn đoán và điều trị cho những người cần được can thiệp giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC) (ASHA, n.d).
Nên cân nhắc giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC) cho những người bệnh có khiếm khuyết giao tiếp đáng kể sau đột quỵ để hỗ trợ họ trong những hoạt động chức năng và hoạt động hàng ngày.
Nhóm xây dựng hướng dẫn nhận ra rằng trong tương lai kỹ thuật viên NNTL tại Việt Nam ngày càng cần có kiến thức và kỹ năng lượng giá và xử trí giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC). Nhóm nhận ra rằng sự phát triển công nghệ liên tục tại Việt Nam là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC).
D |
Người bệnh apraxia lời nói nên sử dụng các phương thức giao tiếp tăng cường và thay thế như cử chỉ điệu bộ hoặc thiết bị tạo lời nói trong hoạt động chức năng (Stroke Foundation, 2017). |
GPP |
Nên sử dụng phương tiện giao tiếp thay thế (ví dụ như cử chỉ điệu bộ, hình vẽ, chữ viết, sử dụng dụng cụ giao tiếp tăng cường và thay thế) cho người bệnh thất ngôn/mất ngôn ngữ khi phù hợp (Stroke Foundation, 2017). |
GPP |
Các dụng cụ giao tiếp tăng cường và thay thế có thể có ích trong hoạt động hàng ngày đối với những người rối loạn vận ngôn nặng (Stroke Foundation, 2017). |
Rối loạn giao tiếp do bán cầu não phải
Đột quỵ bán cầu não phải có thể gây ra nhiều khó khăn giao tiếp – nhận thức. Hiện nay y văn về tỷ lệ, cách lượng giá và điều trị rối loạn giao tiếp do bán cầu não phải còn hạn chế nhưng kỹ thuật viên NNTL – những chuyên gia về giao tiếp – nên tiến hành lượng giá những đặc điểm của giao tiếp có thể bị ảnh hưởng bao gồm ngôn điệu, ngôn ngữ hiểu và ngôn ngữ diễn đạt và ngữ dụng (Stroke Foundation, 2017). Phương pháp lượng giá và can thiệp nên được thiết kế riêng phù hợp với cá nhân người bệnh và phù hợp về văn hóa và ngôn ngữ. Người bệnh đột quỵ bị ảnh hưởng về nhận thức và khó khăn giao tiếp nên được lượng giá toàn diện để xây dựng kế hoạch xử trí và giáo dục, hỗ trợ và tư vấn cho gia đình khi cần thiết[GPP] (Stroke Foundation, 2017).
Nhóm xây dựng hướng dẫn đồng ý rằng hiện nay kiến thức và nguồn tư liệu về NNTL trong lĩnh vực rối loạn giao tiếp do bán cầu não phải còn hạn chế. Kỹ thuật viên NNTL nên làm việc trong phạm vi thực hành của họ và kết hợp chặt chẽ với kỹ thuật viên HĐTL và tìm kiếm cơ hội gia tăng kỹ năng và xây dựng nguồn tư liệu và cơ sở bằng chứng khi có thể.
GPP :Người bệnh đột quỵ bị ảnh hưởng về nhận thức và khó khăn giao tiếp nên được lượng giá toàn diện để xây dựng kế hoạch xử trí và giáo dục, hỗ trợ và tư vấn cho gia đình khi cần thiết (Stroke Foundation, 2017).
GPP :Lượng giá và xử trí rối loạn giao tiếp do bán cầu não phải nên được thiết kế riêng phù hợp với cá nhân người bệnh.
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng là một phần quan trọng trong chăm sóc người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh khó nuốt và người bệnh không ăn uống bằng đường miệng (SIGN, 2010). Những người bệnh đột quỵ gặp phải tình trạng khó nuốt có thể gặp khó khăn giữ vệ sinh răng miệng tốt (SIGN, 2010). Tất cả người bệnh khó nuốt, đặc biệt những người có ống mở dạ dày ra da qua nội soi (PEG) hoặc ống mũi – dạ dày (NG), đều nên được trợ giúp và/hoặc hướng dẫn để giữ vệ sinh răng miệng tốt và đảm bảo sự thoải mái cho người bệnh (SIGN, 2010).
Nhóm xây dựng hướng dẫn đề nghị nên xây dựng phác đồ chăm sóc răng miệng tại Việt Nam và sử dụng tại các cơ sở y tế để hỗ trợ và đẩy mạnh thực hành vệ sinh răng miệng tốt cho người bệnh khó nuốt.
Tất cả người bệnh, đặc biệt những người có khó khăn về nuốt, đặc biệt những người có ống mở dạ dày ra da qua nội soi (PEG) hoặc ống mũi – dạ dày (NG), đều nên được trợ giúp và/hoặc hướng dẫn để giữ vệ sinh răng miệng tốt và đảm bảo sự thoải mái cho người bệnh (SIGN, 2010) (Stroke Foundation, 2017).
Mở khí quản
Kỹ thuật viên NNTL đóng vai trò thiết yếu trong xử trí về giao tiếp, khó nuốt, tư vấn về lộ trình rút ống và giáo dục về lĩnh vực mở khí quản (SPA, 2013). Tiếp cận đa chuyên ngành là vô cùng quan trọng để có được sự chăm sóc mở khí quản tối ưu (SPA, 2013). Kỹ thuật viên NNTL nên luôn luôn làm việc trong phạm vi thực hành của họ (SPA, 2013).
Nhóm xây dựng hướng dẫn nhận ra vai trò vô cùng quan trọng mà những kỹ thuật viên NNTL có kỹ năng phù hợp có thể đảm nhận trong xử trí mở khí quản. Nhóm xây dựng hướng dẫn đề nghị nên tìm hiểu về vấn đề huấn luyện và chứng nhận cấp nâng cao cho kỹ thuật viên NNTL tại Việt Nam trong tương lai để giúp kỹ thuật viên NNTL có thể tham gia vào nhóm đa chuyên ngành xử trí mở khí quản.
Cung cấp thông tin và giáo dục
Tất cả thông tin dạng văn bản về sức khỏe, tình trạng thất ngôn/mất ngôn ngữ, hỗ trợ xã hội và cộng đồng đều nên được trình bày theo định dạng thân thiện với người bệnh thất ngôn/mất ngôn ngữ[A] (Stroke Foundation, 2010) và kỹ thuật viên NNTL nên đảm bảo tất cả người bệnh và gia đình/người chăm sóc của họ đều được cung cấp thông tin đáp ứng đúng nhu cầu cá nhân của họ và sử dụng những định dạng ngôn ngữ và giao tiếp phù hợp (Stroke Foundation, 2017). Theo nghĩa rộng hơn, kỹ thuật viên NNTL có trách nhiệm đảm bảo giảm thiểu được những rào cản môi trường mà người bệnh có khiếm khuyết giao tiếp gặp phải thông qua những hoạt động khác nhau được liệt kê bên dưới. Kỹ thuật viên NNTL cũng nên hỗ trợ nhóm đa chuyên ngành trong quá trình lượng giá những người bệnh có khiếm khuyết giao tiếp nặng.
Nhóm xây dựng hướng dẫn nhận ra một vai trò của kỹ thuật viên NNTL là nâng cao ý thức và kiến thức của người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng về khiếm khuyết giao tiếp và vai trò của NNTL.
A : Tất cả thông tin dạng văn bản về sức khỏe, tình trạng thất ngôn/mất ngôn ngữ, hỗ trợ xã hội và cộng đồng đều nên được trình bày theo định dạng thân thiện với người bệnh thất ngôn/mất ngôn ngữ (Stroke Foundation, 2010).
Tất cả người bệnh và gia đình/người chăm sóc của họ đều nên được cung cấp thông tin đáp ứng đúng nhu cầu cá nhân của họ và sử dụng những định dạng ngôn ngữ và giao tiếp phù hợp (Stroke Foundation, 2017).
GPP :Nên giải quyết những rào cản môi trường mà người bệnh thất ngôn/mất ngôn ngữ gặp phải thông qua huấn luyện đối tác/cộng sự giao tiếp, nâng cao ý thức và giáo dục về tình trạng thất ngôn/mất ngôn ngữ nhằm giảm bớt thái độ tiêu cực, và đẩy mạnh khả năng tiếp cận và hòa nhập của người bệnh bằng cách cung cấp thông tin theo định dạng thân thiện với người bệnh thất ngôn/mất ngôn ngữ hoặc sử dụng những phương pháp điều chỉnh môi trường khác (Stroke Foundation, 2017).
Kỹ thuật viên NNTL nên tham gia vào quá trình lập kế hoạch xuất viện cho người bệnh có khiếm khuyết về nuốt và/hoặc giao tiếp. Nên cung cấp thông tin cho người bệnh và gia đình/người chăm sóc về yêu cầu tiếp tục trị liệu cũng như thông tin về sự sẵn có của các nguồn hỗ trợ với những người cùng hoàn cảnh khác (Stroke Foundation, 2017).
Nên cung cấp cho người bệnh và gia đình của họ một bản kế hoạch chăm sóc sau khi xuất viện bằng văn bản trong đó viết chi tiết tất cả thông tin nói trên và lưu một bản trong hồ sơ bệnh án của họ. Ngoài ra, kỹ thuật viên NNTL nên huấn luyện cho người bệnh và gia đình/người chăm sóc một cách cụ thể và phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ về những chiến lược giao tiếp, phương pháp nuốt an toàn và cách điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp trước khi người bệnh xuất viện (Stroke Foundation, 2017).
Nên cung cấp thông tin cho người bệnh và gia đình/người chăm sóc về sự sẵn có của các nguồn hỗ trợ với những người cùng hoàn cảnh khác trước khi người bệnh rời khỏi bệnh viện (Stroke Foundation, 2017).
Kỹ thuật viên NNTL nên huấn luyện cho người bệnh và gia đình/người chăm sóc một cách cụ thể và phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ về những chiến lược giao tiếp, phương pháp nuốt an toàn và cách điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp trước khi người bệnh xuất viện (Stroke Foundation, 2017).
Hiện nay, bằng chứng tốt và cấp cao trong NNTL và xử trí đột quỵ còn hạn chế. Nhân viên y tế cần liên tục đánh giá phương pháp thực hành của bản thân liên quan đến kết quả thực hành và cân nhắc tiến hành đánh giá kiểm nghiệm và nghiên cứu trong lĩnh vực này (SIGN, 2010).
Nhóm xây dựng hướng dẫn ủng hộ sự phát triển của NNTL tại Việt Nam và nhiệt liệt ủng hộ việc tiếp tục nghiên cứu và xây dựng các nguồn tư liệu và công cụ trong nước trong tất cả lĩnh vực NNTL, đặc biệt lĩnh vực xử trí đột quỵ
Miễn trừ trách nhiệm
Bộ tài liệu hướng dẫn này không có ý định phủ nhận các hướng dẫn hiện hành mà các cán bộ y tế đang tuân thủ thực hiện trong quá trình khám và điều trị cho người bệnh theo từng bệnh cảnh của mỗi người và tham khảo ý kiến người bệnh cũng như người nhà của họ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh