Xét nghiệm ký sinh trùng là xét nghiệm được tiến hành nhằm mục đích phát hiện và chẩn đoán các loại bệnh do vi sinh - ký sinh trùng gây ra. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra phương pháp xét nghiệm phù hợp. Cũng bởi có nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau nên các mẫu bệnh phẩm được sử dụng cũng tương đối đa dạng.
Ngày nay, vì nhiều lý do mà cơ thể rất dễ bị ký sinh trùng tấn công và thâm nhập. Có thể là do ô nhiễm môi trường sống, thói quen ăn uống không lành mạnh hay nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Tất cả những tác nhân này đều góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh vi sinh - ký sinh trùng ở người. Khả năng mắc bệnh là như nhau ở mọi giới tính, mọi lứa tuổi.
Khi đã tìm hiểu về xét nghiệm ký sinh trùng thì vấn đề nhận được nhiều băn khoăn của mọi người là xét nghiệm này nên thực hiện khi nào. Lý do là bởi xét nghiệm có thể sẽ nguy hại đến sức khỏe nếu không được thực hiện đúng thời điểm. Khi không được chẩn đoán kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến xấu.
Ngược lại, bản thân người bệnh cũng sẽ tốn thời gian, tiền bạc và công sức một cách vô ích khi tự ý làm xét nghiệm không cần thiết.
Xét nghiệm này sẽ được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ, thường là khi có các triệu chứng:
Có thể thấy, những triệu chứng kể trên không điển hình và rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, người bệnh khi thấy triệu chứng bất thường không nên tùy tiện dùng thuốc điều trị tại nhà mà tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh làm bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.
Cách thức áp dụng phương pháp xét nghiệm sẽ có sự thay đổi tùy vào tình hình bệnh của mỗi người.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của những trường hợp này, bác sĩ sẽ phải thông qua kết quả xét nghiệm ký sinh trùng.
Tìm ký sinh trùng thông qua xét nghiệm máu được xem là kỹ thuật phổ biến nhất. Phương pháp này có ưu điểm nổi bật là cho kết quả nhanh với độ chính xác cao. Hơn nữa, người bệnh cũng sẽ có tâm lý thoải mái, an tâm hơn khi thực hiện vì đây là phương pháp không xâm lấn.
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện ra hầu hết các loại ký sinh trùng, bao gồm sán lá gan, giun lươn, giun đũa chó, giun đầu gai (Gnathostoma Spinigerum), amip,...
Bên cạnh xét nghiệm máu, một trong những phương pháp khác cũng khá quen thuộc là xét nghiệm phân. Đây cũng là phương pháp có khả năng tìm ra ký sinh trùng với mức độ chuẩn xác rất cao.
Xét nghiệm phân bao gồm 2 kỹ thuật chính là soi tươi trực tiếp và soi tươi tập trung. Trong trường hợp trong phân chỉ có một lượng nhỏ ký sinh trùng trú ngụ thì kỹ thuật soi tươi tập trung sẽ cho giá trị cao hơn.
Ngoài 2 dạng xét nghiệm phổ biến kể trên, tùy từng trường hợp có thể được chỉ định làm một trong các xét nghiệm khác như:
Với những trường hợp nhiễm ký sinh trùng đã xuất hiện các triệu chứng rõ rệt thì không cần thiết phải thực hiện xét nghiệm nữa. Các triệu chứng biểu hiện cụ thể như sán bò ra từ hậu môn,...
Tuy nhiên, hầu hết người bệnh sẽ gặp phải tình huống nhiều triệu chứng cùng lúc xuất hiện. Do đó, để tránh xảy ra sai sót trong quá trình chẩn đoán lâm sàng thì bác sĩ cũng có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm kiểm tra.
Bất kỳ phương pháp khám chữa bệnh nào nếu muốn được đạt hiệu quả và độ chính xác cao thì đều cần người bệnh tuân thủ một số lưu ý.
Không giống với các xét nghiệm máu thông thường, đối với xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng không đòi hỏi người bệnh phải nhịn ăn. Do đó, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế để thực hiện bất cứ lúc nào.
Riêng đối với xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét thì cần được tiến hành ngay khi còn đang sốt mới có thể cho ra kết quả tốt nhất.
Đối với trường hợp nghi ngờ nhiễm giun chỉ, thời điểm thích hợp nhất để làm xét nghiệm tìm loại ký sinh trùng này là vào sáng sớm, nhất là khoảng thời gian từ 0 - 2 giờ sáng.
Một trong những điều quan trọng cần đặc biệt lưu ý khi làm xét nghiệm là cơ sở y tế thực hiện phải là nơi uy tín, an toàn. Kết quả xét nghiệm có chính xác thì mới có thể đưa ra hướng điều trị hiệu quả.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh