Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất gây tăng glucose huyết do hoạt động bất thường của insulin. Thông thường, tụy sẽ là cơ quan có nhiệm vụ sản sinh ra một loại hormone có tên là Insulin nhằm giúp cơ thể tiêu thụ và dự trữ hàm lượng đường hấp thụ từ thức ăn. Tuy nhiên, khi cơ thể gặp phải một số vấn đề liên quan đến sự sản sinh Insulin thì bệnh nhân thường dễ mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể như:
Khi hàm lượng Insulin trong cơ thể không được ổn định hoặc không thực hiện được chức năng chuyển hóa và tiêu thụ lượng đường thì lượng đường trong máu cũng sẽ tăng cao. Nếu nồng độ đường trong cơ thể gia tăng liên tục và đạt đến mức quá cao thì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho một số cơ quan khác. Do đó, ngoài việc phòng ngừa bệnh, mọi người còn phải tìm hiểu việc chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào?
Theo bác sĩ, ngoài những biểu hiện lâm sàng thì bệnh nhân cần phải thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để có đủ cơ sở kết luận bệnh tiểu đường. Vậy để chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào? Dưới sự phân tích của Hiệp hội ADA (hiệp hội Đái tháo đường được sáng lập tại Mỹ), người bị nghi ngờ mắc bệnh đái tháo đường cần phải tiến hành một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm đường huyết chỉ được tiến hành lúc đói để đạt được kết quả chính xác nhất. Do đó, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân đi xét nghiệm đường huyết vào sáng sớm và để bụng đói. Thực tế, vào sáng sớm khi bạn chưa ăn gì thì hàm lượng Glucose trong máu ở người khỏe mạnh thường giảm đi và đạt chỉ số dưới 100mg/dL. Ngược lại, những người mắc bệnh tiểu đường dù tiến hành xét nghiệm đường huyết vào buổi sáng nhưng chỉ số Glucose đạt được vẫn lớn hơn 125mg/dL.
Đối với những người có nồng độ Glucose nằm trong khoảng 100 - 125mg/dL thì có thể bị rối loạn dung nạp đường huyết hoặc biểu hiện sớm của chứng tiểu đường. Để xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm lần 2 ở ngày khám tiếp theo, theo dõi và kết hợp các tiêu chuẩn khác. Nếu chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thì cần kiểm tra lại sau 1 - 3 tháng
Với phương thức xét nghiệm này, bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân cần phải nhịn ăn tối thiểu từ nửa đêm hôm trước khi đi kiểm tra. Mỗi ngày nạp khoảng 150 - 200gr carbohydrate, trong 3 ngày trước khi kiểm tra. Với phương pháp này, bạn cần uống một cốc nước khoảng 250ml - 300ml nước được hòa tan với Glucose (75g). Thông thường, sau 2 tiếng, nồng độ đường huyết cơ thể của người khỏe mạnh sẽ thấp hơn 140mg/dL. Ngược lại, nếu giá trị đường huyết cao quá 200mg/dL (hoặc 11.1mmol/L) thì bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm định lượng HbA1C (bắt buộc phải thực hiện ở phòng thí nghiệm chuẩn hóa quốc tế) nhằm mục đích xác định hàm lượng đường trung bình trong máu khoảng 3 tháng. Đối với cơ thể, HbA1C có chức năng đánh giá nồng độ Glucose liên kết với hồng cầu. Do đó, khi thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ có cơ sở để chẩn đoán và khảo sát khả năng đáp ứng chữa trị ở những đối tượng mắc bệnh tiểu đường type 2. Nồng độ HbA1C ở người bệnh đái tháo đường thường đạt giá trị cao hơn 6.4%, còn ở người khỏe mạnh thường thấp hơn 5.7%.
Trên đây là 3 phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường. Đối với những đối tượng đang mắc bệnh, mọi người nên chủ động xét nghiệm đường huyết thường xuyên để theo dõi lượng đường trong máu và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Ngoài ra, mọi người cũng nên tìm cho mình một cơ sở khám sức khỏe uy tín để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chuẩn xác.
Phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều có biểu hiện tăng nồng độ Glucose trong máu. Bên cạnh đó, cơ thể còn xuất hiện một số triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người. Một số trường hợp, bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi cơ thể xuất hiện nhiều biến chứng do bệnh gây ra. Do đó, ngoài thắc mắc chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào thì bạn đọc còn muốn tìm hiểu về các dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân bị tiểu đường.
Đối với những trường hợp bị tiểu đường type 1, tình trạng bệnh thường biến chuyển rất nhanh với nhiều triệu chứng xuất hiện liên tục trong thời gian ngắn. Trong đó, các dấu hiệu ban đầu điển hình nhất gồm có:
Đối với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2, quá trình diễn tiến của bệnh diễn ra khá thầm lặng. Do đó, bệnh nhân thường khó có thể nhận biết bệnh và phần lớn các trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đi xét nghiệm hàm lượng Glucose trong máu. Ngoài ra, khi những vết thương lở loét, nhiễm trùng khó lành, bác sĩ thường đề xuất xét nghiệm đường huyết để tầm soát bệnh. Thực tế, bệnh tiểu đường có thể phát triển âm thầm trong nhiều năm kèm theo một số dấu hiệu như:
Theo bác sĩ, sự gia tăng hàm lượng đường trong máu ở phụ nữ khi mang thai thường không có dấu hiệu. Phần lớn, mẹ bầu chỉ đi tiểu nhiều hơn và khát nước hơn bình thường. Do đó, các trường hợp bị tiểu đường thai kỳ thường chỉ phát hiện khi thai nhi đủ 24 - 28 tuần tuổi với người mẹ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó và thực hiện nghiệm pháp 2 mẫu Glucose.
Với nội dung bài viết trên đây, các bạn đã được giải đáp tường tận thắc mắc chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào? Bên cạnh đó, mọi người còn được chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đái tháo đường để dễ dàng phát hiện và tầm soát bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh