Khi nào nên thực hiện tầm soát ung thư?
Tầm soát ung thư được khuyến khích áp dụng cho tất cả mọi người, ở mọi độ tuổi, đặc biệt những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như:
- Hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên
- Mắc các bệnh lý mạn tính như viêm gan B, C, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư
Khi có dấu hiệu bất thường trong cơ thể, bạn cần đi khám ngay
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học: ăn ít chất xơ, thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên nướng, thực phẩm cay nóng…
- Có các dấu hiệu như đau tức thượng vị, sụt giảm cân nặng, đại tiện ra máu, xuất huyết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục…
Những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh nêu trên cần chủ động tầm soát ung thư định kỳ. Việc tầm soát ung thư sớm sẽ giúp phát hiện sớm mầm mống ung thư ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể, từ đó làm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.
Tầm soát ung thư qua xét nghiệm máu
Trong tầm soát ung thư, ngoài bước thăm khám lâm sàng với bác sĩ ung bướu, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm từ cơ bản tới chuyên sâu nhằm chẩn đoán chính xác bệnh.
Xét nghiệm máu là một xét nghiệm quan trọng. Thông qua các chỉ số trong máu có thể giúp bác sĩ xác định dấu ấn ung thư. Cụ thể như:
- Chỉ số AFP trong máu giúp chẩn đoán ung thư gan. Ở người bình thường, chỉ số AFP sẽ từ 0-7ng/ml. Khi mắc bệnh ung thư, chỉ số AFP sẽ tăng cao hơn mức bình thường.
Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư là bước chẩn đoán ban đầu giúp phát hiện sớm bệnh
- CEA là chất chỉ điểm ung thư đường tiêu hóa. Ở người bình thường chỉ số CEA thường
- HCG là chất chỉ điểm đối với ung thư tinh hoàn
- CA 15-3 giúp chẩn đoán ung thư vú
- CA 19-9 giúp chẩn đoán ung thư tuyến tụy
- CA 125 là chất chỉ điểm đối với ung thư buồng trứng.
- CT là dấu ấn ung thư giúp chẩn đoán và theo dõi ung thư tuyến giáp.
- CYFRA 21-1: Chất chỉ điểm để chẩn đoán và theo dõi ung thư phổi.
- PSA: Đây là chất chỉ điểm cho ung thư tiền liệt tuyến.
- CA 72-4 giúp chẩn đoán ung thư dạ dày
Ở người mắc bệnh ung thư, các chỉ số trong máu tăng cao. Tuy nhiên nó chưa thể khẳng định chắc chắn bạn mắc ung thư bởi có nhiều bệnh lý mạn tính cũng làm tăng cao các chỉ số này. Vì thế, ngoài thực hiện xét nghiệm máu, bạn cần làm thêm các chẩn đoán chuyên sâu khác.
Tầm soát ung thư qua các chẩn đoán chuyên sâu
- Siêu âm: trong tầm soát ung thư, tùy vào chỉ định cụ thể của bác sĩ mà người bệnh cần tiến hành siêu âm ổ bụng, tuyến giáp hoặc siêu âm vú, buồng trứng…
- Chụp X-quang: giúp phát hiện bất thường ở lồng ngực, tim, phổi
- Chụp CT: tùy vào chỉ định của bác sĩ hoặc mong muốn của bệnh nhân. Phương pháp thăm khám này giúp xác định vị trí, kích thước và mức độ di căn của bệnh trong cơ thể.
- Nội soi: người bệnh có thể cần phải nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày – thực quản – đại trực tràng nhằm xác định có hay không tế bào ung thư tại vị trí thăm khám
- Sinh thiết: có thể được thực hiện qua nội soi nhằm xác định tính chất của khối u.
Ngoài ra, để chẩn đoán ung thư ở nữ giới, chị em có thể cần phải làm thêm xét nghiệm HPV và Pap để xác định ung thư cổ tử cung.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp