Y Học cổ truyền

✴️ Vị thuốc Thằn lằn

29 Tháng 06, 2021
Ở Việt Nam có ba loài thằn lằn bóng: Thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasiata Kuhl), thằn lằn bóng đuôi dài (Mabuya longicaudata), thằn lằn bóng Sapa (Mabuya chapaense). Thằn lằn bóng (thông thường nhân dân gọi là thần lằn) có hình dạng giống cá cóc nhưng thân vững chắc, cổ rõ ràng, đuôi hình trụ thon dài. Chi dài và khỏe, đầu gối của chi sau không hướng sang bên như cá cóc mà hướng về phía trước. Chi trước và chi sau đều có 5 ngón, vỏ da thằn lằn có vảy sừng, đầu có nhiều tấm vảy lớn đối xứng ghép sát nhau và thân có vảy nhỏ tròn xếp lên nhau như vảy cá. Ngón có vuốt phát triển. Tuyến da chính thức thiếu làm da thằn lằn rất khô. Nhờ màng phôi đặc biệt, thằn lằn sinh sống hoàn toàn ở cạn. Thằn lằn bóng đuôi dài đẻ trứng có vỏ thấm canxi và phát triển ở ngoài, còn thằn lằn bóng hoa và thằn lằn bóng Sapa có trứng thiếu vỏ dai và phát triển trong cơ thể mẹ, cụ thể trong noãn quản cho tới khi thành con. Đây là trường hợp đẻ trứng thai. Thằn lằn giao phối vào mùa xuân và đẻ vào mùa hè. Thằn lằn bóng đẻ khoảng 6-8 trứng, (thằn lằn bóng đuôi đài) hoặc 3-5 con (thằn lằn hoa và thằn lằn Sapa). Con mới đẻ dài khoảng 8cm kể cả đuôi. Sau khi đẻ, thằn lằn mẹ còn chăm sóc con trong thời gian nhất định rồi mới để con tự lập.Xem thêm >>
return to top