✴️ Đông y và Covid-19

Theo kinh nghiệm dân gian, một số thực phẩm được xem là thuốc kháng sinh tự nhiên như: hành, tỏi, gừng, diếp cá, mật ong… điều đó có đúng không ạ? Trong mùa dịch COVID-19, mọi người dùng những món này bao nhiêu là đủ, dùng nhiều quá có hại gì không?

Các thực phẩm đồng thời là các dược liệu như hành (thông bạch), tỏi (đại toán), gừng (sinh khương), diếp cá (ngư tinh thảo), mật ong (phong mật) đều có hoạt tính ức chế vi khuẩn và virus phát triển. Như ở tỏi và hành có allicin là hoạt chất chính kháng vi khuẩn và vi nấm; ở gừng có gingerols và shogaols là hai hoạt chất chính có tác dụng kháng vi khuẩn, virus. Nghiên cứu của Peter Josling (2001) cho thấy bổ sung tỏi với 180 mg chiết xuất tỏi trong 12 tuần làm giảm nguy cơ mắc cảm lạnh thông thường. Các nghiên cứu về liều dùng của tỏi rất thay đổi tùy theo mục đích. Để tăng cường miễn dịch và điều trị cúm, liều tỏi được nghiên cứu là 2.56 g chiết xuất tỏi già/ngày trong 45 ngày. Liều khuyến cáo của tỏi là khoảng 4g tỏi tươi hoặc 1 viên tỏi x 2-3 lần/ngày. Các nghiên cứu cho thấy liều cao tỏi gây giảm cân và thiếu máu, thậm chí viêm dạ dày và tử vong.

Ngoài những thực phẩm nêu trên, đông y còn có những món ăn - bài thuốc nào giúp tăng sức đề kháng cho các lứa tuổi?

Linh chi (Ganoderma lucidum) với thành phần chính là polysaccharide có hoạt tính thúc đẩy sự hoạt hóa và trưởng thành của tế bào nhiều chân. Nghiên cứu đã chứng minh linh chi làm tăng biểu hiện các thụ thể bề mặt của tế bào nhiều chân như CD80, CD86, CD83, CD40, CD54 và HLA-DR, tăng sản xuất IL-10, IL-12p70/40 và tăng khả năng kích thích tế bào T của tế bào nhiều chân. Bổ cốt chi (Fructus psoraleae) và nh đảm tử (Brucea javanica) trong mô hình chuột nhiễm Pneumocystis carinii đã cho thấy khả năng làm tăng cường chức năng của tế bào giết tự nhiên chống lại nhiễm vi sinh vật. Ginsenosides, thành phần của nhân sâm (Panax ginseng) được báo cáo là có khả năng làm tăng hoạt động miễn dịch của lympho T CD4+. Bổ trung ích khí thang được chứng minh kích thích hệ thống miễn dịch niêm mạc đường hô hấp trên, gây tăng sản xuất các kháng thể đặc hiệu cho kháng nguyên ở cả trên niêm mạc được hô hấp trên và hệ thống miễn dịch toàn thể. Ngũ gia bì gai (Acanthopanax senticosus) cho thấy tác dụng bảo vệ khỏi tác động của tia xạ bằng cách kích thích sự tăng sinh và sự tự hồi phục của tế bào gốc tạo máu (là tiền thân của tất cả các tế bào máu bao gồm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu. Thập toàn đại bổ cũng cho thấy hiệu quả tăng tạo tế bào lympho ở người. Nhân sâm dưỡng vinh thang được nghiên cứu cho thấy có tác dụng cải thiện sự sản xuất quá mức cytokine của Th1 và Th2 và duy trì hằng định nội môi của cytokine. Bạch thược (Paeonia moutan) được xem là tác nhân mới trong điều trị ung thư gan (HCC), các nghiên cứu cho thấy paeonol trong bạch thược ức chế sự phát triển của khối u thông qua việc thúc đẩy tế bào ung thư đi vào chu trình apoptosis và kích thích sản xuất IL-2 và TNF-α. Hoàng kỳ (Radix Astragali) có chức năng bảo vệ cơ quan miễn dịch (hạch lympho, lách, tuyến ức) bằng cách làm giảm các thay đổi bệnh lý trong cơ quan miễn dịch, giảm TNF-α và ức chế biểu hiện Bax và sự apoptosis của lách và tuyến ức. Phối hợp hoàng kỳ, nữ trinh tử (Fructus Ligustri Lucidi), cỏ mực (Eclipta prostrate) có thể làm tăng trọng lượng của các cơ quan miễn dịch như lách và tuyến ức. Một số thảo dược có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch: Xuyên tâm liên, Mướp hương, Nhân sâm, Hoàng kỳ. Có thể cứu ấm các huyệt Phong môn, Phế du, Thận du, Túc tam lý để nâng cao chính khí, phóng tránh ngoại tà. Ngoài ra, Ngọc bình phong tán cũng có tác dụng nâng cao vệ khí, kháng ngoại tà. Nghiên cứu của Peter Josling (2001) cho thấy bổ sung tỏi trong 12 tuần làm giảm nguy cơ mắc cảm lạnh thông thường. Vitamin A giúp tăng cường miễn dịch và phòng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Vitamin E giúp tăng cường miễn dịch, tăng cường đề kháng chống nhiễm virus cúm, giảm nhiễm trùng hô hấp trên. Vitamin D với liều duy nhất 2.5 mg làm tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống nhiễm trùng. Bổ sung kẽm liều 70 mg mỗi tuần làm giảm và ngăn ngừa tử vong do viêm phổi.

 

Tâm lý căng thẳng và những xáo trộn trong sinh hoạt khiến cho nhiều người bị mất ngủ trong mùa dịch COVID-19. Cách giúp mọi người dễ ngủ và ngủ ngon? Những phương pháp y học cổ truyền nào giúp mọi người kiện toàn sức khỏe khi bước vào giai đoạn này?

Sau thời gian giãn cách xã hội, chúng ta đang từng bước tái hòa nhập, song song đó, việc ra khỏi nhà, gặp gỡ nhiều người cũng khiến nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn.

Theo khuyến cáo của Hiệp Hội tâm thần Hoa Kỳ, cần vệ sinh giấc ngủ đúng để có giấc ngủ tốt, cần thực hiện các việc sau:

• Thức giấc cùng một giờ hàng ngày

• Giới hạn thời gian nằm trên giường trước khi ngủ

• Không dùng các chất kích thích thần kinh trung ương (cà phê, thuốc lá, rượu)

• Tránh ngủ chợp mắt ban ngày (ngủ trưa).

• Tập các bài tập thể dục sôi nổi vào buổi sáng sớm

• Tránh xa các sự kiện gây kích thích

• Tắm nước nóng khoảng 20 phút trước khi đi ngủ

• Ăn vào một giờ nhất định trong ngày, không ăn nhiều trước khi đi ngủ

• Tập các bài tập thư giãn đầu óc và cơ vào các buổi tối hàng ngày

• Cố gắng có được các điều kiện ngủ thoải mái

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top