8 loại thảo mộc có sẵn tại nhà giúp chữa cảm, giảm đau

Nội dung

Bên cạnh tác dụng như những gia vị làm tăng hương vị món ăn, một số loại thảo mộc khi thu hoạch tươi, chế biến đơn giản có thể làm dịu triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe thường gặp một cách hết sức tự nhiên. Hơn thế nữa, những thảo mộc này rất dễ để tự trồng tại nhà, bạn chỉ cần đặt ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Bạn có thể tìm mua hạt giống, giống cây ngay ở chợ hoặc những cửa hàng bán cây và dụng cụ làm vườn.

Húng quế

Cách trồng

Loại rau thơm hay dùng trong bữa ăn và có hương thơm dễ chịu này có thể trồng trong chậu cây. Húng quế mọc rất nhanh, nhưng bạn nên lưu ý ngắt hoa trắng khi chúng vừa xuất hiện để tránh việc tạo hạt và khiến lá trở nên đắng hơn.

Sử dụng

Vò lá chà lên vùng thái dương có tác dụng giảm đau đầu. Ngâm lá đã vò nát vào nước nóng, để nguội tự nhiên rồi ngâm chân, bạn sẽ thấy cơn đau chân và xương khớp dịu đi rất nhiều

 

Cỏ xạ hương

Cách trồng

Trồng ở góc vườn, nơi khô ráo, nhiều ánh nắng mặt trời hoặc trồng trong chậu cây ở ban công.

Sử dụng

Cỏ xạ hương có chứa chất chống oxy hóa cũng như chất chống khuẩn hữu hiệu. Khi cảm lạnh, bạn có thể uống trà làm từ cỏ xạ hương và chanh trước khi ngủ.

Cảnh báo: không sử dụng cỏ xạ hương khi mang thai.

 

Tía tô đất

Cách trồng

Trồng trong chậu cảnh hoặc một góc vườn nhỏ. Loại gia vị này thường mọc lan ra rất rộng nên cần thường xuyên thu hái.

Sử dụng

Giã nát, vắt lấy nước uống có thể chữa lành và phòng tránh lở, nhiệt miệng. Đồng thời, chà xát lá và đắp trực tiếp lên da để hạn chế côn trùng đốt hoặc làm dịu vùng da bị đốt.

 

Rau mùi (ngò ta, ngò rí)

Cách trồng

Trồng bằng hạt ở chậu cây đặt ở nơi có ánh sáng và luôn phải giữ độ ẩm cho đất. 

Sử dụng

Rau mùi giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bạn bổ sung một thìa lá mùi ta hoặc mùi tây lá xoăn băm nhỏ vào bữa ăn hàng ngày. Nhai lá mùi có thể giảm mùi hôi miệng. Rau mùi còn được sử dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên có tác dụng làm dịu thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ sâu và an toàn.

 

Bạc hà

Cách trồng 

Trồng trong chậu cây hoặc 1 góc vườn nhỏ. Cây bạc hà không cần chăm bón nhiều vì thường mọc rất khỏe.

Sử dụng

Bạc hà là gia vị và cũng là vị thuốc lý tưởng để chữa trị khi sôi bụng, khó chịu khi bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Hãy uống trà từ lá bạc hà tươi để giảm đau bụng, buồn nôn và đầy hơi.

Để giảm đau đầu hoặc cảm cúm, hãy xông hơi lá bạc hà bừng cách vò nát 1 nắm lá bạc hà, cho vào trong 1 cái bát to, rót nước sôi vào. Trùm một tấm khăn lên đầu và để hơi nước bốc lên từ cái bát này, hít thở hơi nước với tinh dầu bạc hà, bạn sẽ thấy thư giãn, bớt đau ngay lập tức.

 

Cây hương thảo

Cách trồng

Loại cây này rất ưa nắng nên bạn nên trồng trong vườn, nơi đầy nắng hoặc trồng ở chậu cây đặt ngoài ban công.

Sử dụng

Loại trà pha từ một nắm lá hương thảo tươi hoặc khô có thể khiến người bị chứng trầm cảm theo mùa hoặc lo âu, hoặc nhức đầu do rượu bia cảm thấy bình yên và thư thái hơn.

Ngoài ra, để giảm triệu chứng cảm lạnh ở mùa đông, hãy cho thêm lá hương thảo, quế và đinh hương vào rượu vang đỏ ấm.

 

Cây xô thơm

Cách trồng

Loại cây này nên trồng ở nơi đầy đủ ánh nắng mặt trời và đất cát khô.

Sử dụng

Súc miệng bằng nước làm từ 1 nắm lá xô thơm ngâm trong nước ấm có thể giảm đau họng hữu hiệu.

 

Lô hội

Cách trồng

Trồng ở trong chậu đặt ở nơi nhiều ánh nắng, tưới nước đầy đủ và giữ độ ẩm cho đất, cây lô hội sẽ phát triển nhanh và cho lá to.

Sử dụng

Cắt lấy 1 lá lô hội, dùng dao sắc rạch dọc theo thân lá, lấy phần gel trong vắt nằm giữ lá, lưu ý để không lấy cả phần vỏ lá. Đắp gel này lên phần da bị cháy nắng để làm dịu cảm giác rát bỏng và phục hồi phần da cháy nắng. Lô hội chứa 96% nước và 4% hoạt chất bao gồm axit amino và enzyme giúp phục hồi làn da bị tổn hại.  

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top