Chữa ho nhờ những liệu pháp từ thiên nhiên

Các chất kích thích là phân tử trong không khí, gây kích thích họng, đường thở và gây ra ho. Ho là cách của cơ thể bạn đào thải các chất kích thích. Thỉnh thoảng, các chất kích thích là chất gây dị ứng, như là phấn hoa hoặc lông vật nuôi. Điều này sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra một chất hóa học gọi là histamin để phản ứng với các tác nhân kích thích. Nếu bạn chỉ bị ho khi ở trong môi trường hoặc mùa nhất định, thì bạn có thể bị dị ứng.

Một nguyên nhân khác nữa của ho là nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm:

  • Ngạt mũi
  • Sốt
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Sổ mũi

Các triệu chứng này có xu hướng xuất hiện trong khoảng 1 hoặc 2 tuần. Khi bạn bị dị ứng, chúng sẽ thường duy trì trong suốt mùa dị ứng hoặc xảy ra bất kì khi nào bạn tiếp xúc với các tác nhân dị ứng.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Hãy đến cơ sở y tế nếu ho ảnh hưởng đến khả năng hô hấp hoặc nếu bạn ho ra máu.

Một số triệu chứng khác đi kèm ho bạn cần chú ý:

  • Ớn lạnh
  • Mất nước
  • Sốt cao hơn 38 độ C
  • Khó chịu
  • Ho có đờm mùi hôi, dày, xanh vàng
  • Yếu cơ

Bạn có thể điều trị ho do cảm lạnh, dị ứng và viêm xoang bằng một số thuốc không kê đơn. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để kiểm soát cơn ho của mình.

  1. Mật ong

Mật ong là phương pháp được ưa chuộng từ lâu đời cho viêm họng. Theo một nghiên cứu, nó cũng có thể làm giảm ho hiệu quả hơn một số thuốc chứa dextromethorphan -chất ức chế ho. Bạn có thể sử dụng tại nhà bằng cách trộn 2 thìa cà phê mật ong với trà thảo dược hoặc nước ấm và chanh. Mật ong sẽ làm cho bạn thấy nhẹ nhàng, trong khi nước chanh sẽ giải quyết sự tắc nghẽn. Bạn cũng có thể đơn giản là ăn mật ong bằng thìa hoặc rải nó trên bánh mì để ăn nhẹ.

  1. Lợi khuẩn (probiotic)

Probiotic là những vi sinh vật có thể mang lại cho vật chủ nhiều lợi ích sức khỏe. Trong khi chúng không làm giảm ho một cách trực tiếp, thì chúng sẽ giúp bạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột (vi khuẩn sống trong ruột của bạn). Điều này có thể hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch toàn cơ thể. Bằng chứng khoa học cũng cho thấy Lactobacillus, vi khuẩn trong sữa, có thể làm giảm khả năng mắc cảm lạnh hoặc cúm và giảm độ nhạy cảm với một số tác nhân gây dị ứng nhất định như phấn hoa. Sữa được bổ sung probiotic là một nguồn cung cấp vi khuẩn Lactobacillus tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận, bởi vì sữa cũng làm cho đờm dày hơn. Mỗi nhà sản xuất thực phẩm chức năng có thể có khuyến cáo lượng ăn vào hàng ngày khác nhau. Vi sinh vật có lợi cũng được thêm vào một số loại sữa chua và có trong súp miso và bột chua làm bánh mì.

  1. Bromelain

Bạn sẽ không thường nghĩ rằng dứa là một phương pháp chữa ho, nhưng đây là điều hoàn toàn có thể.  Bromelain - một enzym tìm thấy trong thân và quả dứa - có thể ức chế ho cũng như là làm loãng đờm trong cổ họng. Để thưởng thức lợi ích tốt nhất của dứa và bromelain, hãy ăn một quả dứa hoặc uống khoảng 100ml nước dứa sạch 3 lần mỗi ngày.

Cũng có những tuyên bố rằng dứa có thể làm giảm viêm xoang và viêm xoang dị ứng, những bệnh có thể dẫn đến ho và đờm. Tuy nhiên, cũng chưa có đủ bằng chứng để chứng minh điều này. Dứa đôi khi còn được dùng để làm giảm triệu chứng viêm và sưng đau.

Thực phẩm chức năng có chứa bromelain không nên cho trẻ em uống hoặc người lớn đang sử dụng các thuốc làm loãng máu. Vì vậy, hãy thận trọng khi sử dụng bromelain nếu bạn đang dùng kháng sinh như là amoxicilin, bởi vì nó có thể làm tăng khả năng hấp thụ của kháng sinh. Hãy luôn hỏi ý kiến bác sỹ trước khi uống một thực phẩm chức năng mới hoặc không quen thuộc.

  1. Bạc hà

Menthol trong bạc hà sẽ làm nhẹ dịu cổ họng và hoạt động như là một chất chống tắc nghẽn, giúp làm hủy đờm. Bạn có thể sử dụng bạc hà bằng cách uống trà bạc hà hoặc hít hơi bạc hà từ xông hơi. Để xông hơi, hãy thêm từ 3 đến 4 giọt dầu bạc hà cho mỗi 150 ml nước nóng và hít thở thật sâu trực tiếp trên nước nóng. Lưu ý khoảng cách và nhiệt độ đề phòng bị bỏng.

  1. Thảo dược marshmallow

Marshmallow được làm từ Althaea officinalis, một loại cây sống lâu năm nở hoa vào mùa hè. Lá và rễ của cây được sử dụng suốt từ thời kì cổ đại để điều trị viêm họng và giảm ho. Thảo dược marshmallow chứa chất nhày, sẽ bao phủ cổ họng và làm sạch các chất kích thích.

Bạn có thể lấy rễ cây marshmallow để làm trà hoặc làm thuốc uống. Trà ấm có thể làm nhẹ dịu cơn ho đi kèm với viêm họng. Rễ cây Marshmallow không đước khuyến nghị sử dụng cho trẻ em.

  1. Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương được sử dụng trong một vài bệnh lý đường hô hấp. Một nghiên cứu khuyến cáo rằng dầu thơm chiết từ lá xạ hương trộn với lá thường xuân có thể giúp làm giảm ho cũng như là viêm phế quản ngắn hạn. Lá của chúng có chứa phức hợp gọi là flavonoid giúp làm giãn cơ vùng họng mà có liên quan đến triệu chứng ho và làm giảm viêm.

Bạn có thể làm trà xạ hương ở nhà sử dụng 2 thìa cà phê lá xạ hương nghiền nát và 1 cốc nước sôi. Ủ cốc lại, ngâm trong 10 phút, và lọc.

  1. Muối và nước

Mặc dù đây là phương pháp dường như là tương đối đơn giản, nhưng súc miệng bằng nước muối lại có thể làm nhẹ dịu cổ họng của bạn. Hãy trộn ¼ đến ½ thìa cà phê muối với khoảng 240ml nước ấm để sử dụng

Chú ý rằng trẻ dưới 6 tuổi không thích hợp cho việc súc miệng. 

 

Làm thế nào để dự phòng ho?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, áp dụng các biện pháp dự phòng để không bị ho sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc áp dụng các biện pháp điều trị khi bị ho. Với bệnh cúm, hãy chắc  chắn rằng bạn biết thời gian dịch cúm hàng năm, thường bắt đầu vào tháng 10. Trong mùa cúm hãy thực hiện các hướng dẫn sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với người đang ốm. Nếu bạn đang bị cúm, hãy nghỉ ngơi ở nhà đừng đi làm hoặc đến trường để không làm lây sang người khác.
  • Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi.
  • Uống nhiều nước.
  • Thường xuyên quét dọn sạch sẽ nhà, nơi làm việc, trường học. Bàn học, bàn làm việc, đồ chơi, hoặc điện thoại di động cũng nên được vệ sinh thường xuyên.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi ho, ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc chăm sóc người ốm.

Với bệnh dị ứng, bạn có thể hạn chế bằng cách xác định tác nhân gây dị ứng, tránh tiếp xúc với chúng. Các tác nhân gây dị ứng thường gặp bao gồm phấn hoa, bụi, lông động vật, nấm mốc và côn trùng. Hãy thảo luận với bác sỹ để tìm ra các nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng dị ứng của bạn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top