Nghệ là một loại cây gia vị có vị cay và mùi thơm đặc trưng, khá nổi tiếng trong món cà ri. Cách đây hàng nghìn năm, nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Hoa. Loài cây này được biết đến với các đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa. Ngày nay, nghệ ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn ở các nước châu Âu do các tác dụng có lợi cho sức khỏe loài thảo mộc này mang lại.
Nghệ có màu vàng đậm đặc trưng là do một hợp chất chính trong nghệ tên là curcumin. Curcumin cũng là thành phần có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe nhất của nghệ. Trong y học cổ truyền, nghệ có tác dụng làm lành vết thương. Do vậy, rất có khả năng rằng nghệ có thể điều trị được một căn bệnh da liễu khó chịu, bệnh vảy nến.
Vảy nến là một bệnh tự miễn gây nên những tổn thương đóng thành vảy trắng bạc dễ bong và để lại những mẩn đỏ trên da. Những tổn thương này là hậu quả của sự tăng sản quá mức của các tế bào trên da.
Theo một nghiên cứu năm 2015, nghệ được coi là một liệu pháp điều trị tại chỗ thay thế đối với bệnh vảy nến. Nghệ cũng khá hiệu quả khi kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống khác. Các nhà khoa học tin rằng nghệ có tác dụng ức chế những enzyme gây viêm có liên quan đến bệnh vảy nến. Trong nghiên cứu này, những bệnh nhân được bôi một loại gel chiết xuất từ nghệ 2 lần/ngày trong 9 tuần. Kết quả cho thấy những người này có sự cải thiện về kích thước, độ dày của tổn thương vảy nến và tình trạng ban đỏ trên da.
Một số bệnh nhân gặp phải những tác dụng phụ nhỏ như khô da và cảm giác hơi nóng rát. Người ta vẫn chưa rõ những tác dụng phụ này là do nghệ hay những thành phần khác trong gel bôi gây ra.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người mắc bệnh vảy nến mức độ từ trung bình đến nặng có cải thiện đáng kể tình trạng bệnh khi được sử dụng kết hợp chiết xuất curcumin từ nghệ và quang liệu pháp. Những bệnh nhân trong nghiên cứu không gặp phải tác dụng phụ nào. Điều này đưa các nhà khoa học tới kết luận rằng, liệu pháp điều trị kết hợp có thể an toàn hơn so với các phương pháp điều trị riêng lẻ.
Theo một nghiên cứu trên mô hình động vật vào năm 2016, chiết xuất từ một số loài thực vật trong y học cổ truyền như nghệ có thể giúp điều trị và phòng bệnh vảy nến. Chiết xuất nghệ cũng làm giảm mức nồng độ cao của cytokine là những chất kích thích quá trình viêm trong tế bào.
Nghệ được coi là một dược liệu khá an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, cũng như những dược liệu khác, nghệ vẫn có một số tác dụng không mong muốn như:
Nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn sẽ tăng cao nếu như bạn sử dụng nghệ với liều cao trong khoảng thời gian dài.
Nghệ không phải là một lựa chọn an toàn cho tất cả mọi người. Bạn nên tránh sử dụng nghệ nếu:
Nghệ có thể tương tác đối với một số thuốc điều trị bao gồm:
Nghệ vốn là một dược liệu có tác dụng chống đông máu, do vậy không nên sử dụng nghệ trong vòng 2 tuần sau khi phẫu thuật.
Nghệ có thể tồn tại dưới nhiều dạng bào chế. Bạn có thể mua những viên uống có tinh chất nghệ tại bất cứ hiệu thuốc nào. Bạn cũng có thể thêm bột nghệ vào những loại nước trái cây hay smoothie. Hạt tiêu đen giúp cơ thể hấp thu tinh chất nghệ tốt hơn.
Sử dụng khoảng 1,5 – 3,0 gram nghệ/ngày được coi là an toàn cho con người. Tuy nhiên, hàm lượng nghệ bổ sung trong các loại đồ ăn có thể là chưa đủ để làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Bạn có thể cân nhắc sử dụng những dạng thuốc bôi ngoài tổn thương bệnh vảy nến theo hướng dẫn sau đây:
Lưu ý: Nghệ có thể nhuộm vàng quần áo và vùng da tiếp xúc.
Các nghiên cứu về tác dụng của nghệ đối với bệnh vảy nến là vô cùng hứa hẹn. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu với mục đích tìm ra biện pháp tốt nhất để ứng dụng đặc tính làm lành vết thương kỳ diệu của nghệ. Tiên lượng điều trị sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ nặng của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Một điều quan trọng cần nhớ là hãy hỏi bác sỹ trước khi quyết định sử dụng nghệ để điều trị căn bệnh này.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh