Liệu pháp chích lể

Liệu pháp chích lể xưa gọi là “khởi mạch”, “thích lạc” hay “thích huyết liệu pháp”, là một phương pháp điều trị bằng châm cứu lâu đời mà độc đáo trong y học cổ truyền. Phương pháp chích lể thông thường sử dụng các loại kim như kim tam lăng, kim khâu áo, kim hoa mai, hào châm thô, dao tiểu mi v.v châm vào các lạc mạch nông (tương đương với các tĩnh mạch nông) hoặc huyệt vị, giải phóng 1 lượng máu nhất định, thông qua điều chỉnh khí huyết kinh lạc tạng phủ để đạt được mục đích điều trị bệnh.

Liệu pháp chích lể có lịch sử lâu đời, nguồn gốc có thể từ thời kỳ văn hóa  tiền sử. Vào thời kỳ đồ đá, do môi trường và điều kiện lao động vô cùng khắc nghiệt, người xưa trong quá trình làm việc và sinh sống thường bị đá nhọn và gai góc đâm chọc vào cơ thể, có khi thậm chí bị thương chảy máu. Đồng thời cũng thường gặp đá hay đá vỡ làm bị thương khi lao động và chiến đấu với thú dữ. Tuy nhiên có lúc sau khi bị va đập và chảy máu lại thấy 1 số bệnh vốn có lại thuyên  giảm hoặc biến mất (như 1 số bệnh đau đầu, nhức mỏi gân cốt lâu năm không khỏi v.v). Hiển nhiên, các kinh nghiệm xảy ra ngẫu nhiên như này ban đầu không được để ý, chỉ sau một vài năm, một vài lần xảy ra các trường hợp tương tự, các kinh nghiệm bắt nguồn từ thực tiễn này mới khiến con người chú ý đến một số vị trí trên cơ thể mà khi họ tự kích thích hoặc làm cho chảy máu thì thu được hiệu quả điều trị bệnh. Từ đó kinh nghiệm liệu pháp chích lể đơn giản xa xưa nhất ra đời, qua vận dụng mà từ đó có công cụ y tế bằng đá nguyên thủy nhất – biếm thạch. “Y văn” viết: “Biếm, dĩ thạch thích bệnh dã.” Biếm thạch là 1 công cụ đá có hình nón hoặc hình chêm qua mài dũa. Hiện vật thực được tìm thấy ở Đầu Đạo Oa dân tộc Đa Luân vùng Nội Mông Cổ năm 1963, dài 4,5 cm, 1 đầu dẹt, có lưỡi dao hình bán nguyệt, có thể dùng để rạch đinh nhọt; đầu còn lại hình nón có đỉnh, có thể dùng để châm cứu chích lể. Đồng thời cũng đào được 2 hiện vật ở huyện Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông, dài 9,1 và 8,3 cm, hình dạng giống với hiện vật trên. Có thể thấy được loại châm bằng đá này đã được sử dụng rộng rãi trong chích lể nông và chích rạch mủ khi đó.

Với sự phát triển của sản xuất, sự tiến bộ trong xã hội loài người, đến thời kì Tiền Tần Lưỡng Hán văn hóa khoa học đã khá phát triển, châm trên cơ sở của biếm thạch được chế tạo tinh tế hơn, xuất hiện châm kim loại. Sách “Hoàng đế nội kinh” được viết vào thời kỳ này đã có ghi chép về “Cửu châm”, trong Cửu châm có riêng phần về “Phong châm”, chuyên dùng để điểm thích tả huyết, trị nhọt, nhiệt bệnh. Theo ghi chép trong “Linh khu – Cửu châm thập nhị nguyên” thì nó dài 1 thốn 6 phân, thân châm hình trụ tròn, đầu châm sắc, có hình tam lăng. Đây chính là kim tam lăng mà ngày nay dùng để chích lể.

“Hoàng đế nội kinh” rất coi trọng thích lạc chích lể, trong sách nói rất rõ ràng về nguyên tắc của liệu pháp chích lể, chẩn đoán, chỉ định, lấy huyệt và phương pháp thao tác của ứ huyết trở lạc. Như “Tố vấn – Chương hình thái huyết khí” nói: “Trong trị bệnh luôn khứ huyết trước”. Trong chương “Linh khu – Cửu châm thập nhị nguyên” còn đề xuất nguyên tắc điều trị “bệnh nhân đã được dùng châm thì hư sẽ thành thực, mãn sẽ được tiết, uyển trần sẽ bị bài trừ...”. Các thích pháp “lạc thích”, “tán thích”, “báo văn thích” v.v trong “Linh khu – Quan châm” mặc dù  dùng loại châm, phương pháp không hoàn toàn giống nhau nhưng đều thuộc phạm trù thích lạc chích lể. “Linh khu – Huyết lạc luận” còn viết thêm về phạm vi ứng dụng của thích huyết pháp, như “thịnh kiên hoành dĩ xích”, “tiểu giả như châm”, “đại giả như cân” v.v, và chỉ ra phải có hiện tượng ứ huyết rõ ràng mới được “tả chi vạn toàn”. Tóm lại trong “Hoàng đế nội kinh” có ghi chép rất nhiều về chỉ định và chống chỉ định của thích lạc, theo thống kê, có hơn 40 bài chỉ ra rõ ràng về liệu pháp chích lể, từ đó hình thành hệ thống lý luận kinh lạc và khí huyết, đặt nền  móng cho cơ sở lý luận về liệu pháp chích lể.

Sau “Hoàng đế nội kinh”, y gia các thời kỳ không ngừng tìm tòi, tổng kết và nắm bắt rất nhiều phương pháp châm thích chích lể. Theo ghi chép trong “Sử ký – Biển Thước thương công liệt truyện”, Biển Thước khi cùng đệ tử sang Quắc quốc để chữa thi quyết chứng cho thái tử Quắc quốc, dặn đệ tử đi “mài kim trên đá”, rồi thích lạc chích lể tại huyệt Bách hội trên đỉnh đầu thái tử, thái tử lập tức tỉnh lại. Danh y thời Hán Hoa Đà từng dùng châm thích chích lể chữa khỏi bệnh “đầu phong huyền” cho Tào Tháo. “Tân đường thư – Tắc Thiên võ hoàng hậu truyện” có ghi thị y nhà Đường Trương Văn Trọng và Tần Ô Hạc dùng châm chích lể Bách hội và Sọ não chữa khỏi chứng phong huyền và mục bất năng thị của Đường Cao Tông Lý Trị. Danh y thời Tống Ủy Toàn Thiện từng chữa khỏi bệnh hầu tê cho 1 bệnh nhân nam bằng cách chích lể giải phóng ra nửa chén máu đen tại huyệt Thái khê.

Thích lạc chích lể mặc dù đã được bàn luận nhiều trong “Nội kinh”, trước thời Đường Tống cũng có không ít ghi chép và truyền thuyết liên quan đến chích lể trị bệnh, tuy nhiên mãi đến thời đại Kim Nguyên mới chính thức phát triển trở thành 1 trường phái, dần trở nên trưởng thành.

Một trong Tứ đại gia Kim Nguyên Lưu Hoàn Tố vô cùng coi trọng chích lể tiết nhiệt, khu tà. Ông có nói trong “Dược lược” rằng: “Đại phiền nhiệt, trú dạ bất tức, thích thập chỉ gian xuất huyết, vị chi bát quan đại thích”. Có thể thấy rằng đây là một phương pháp chích lể tả nhiệt, trị thực nhiệt chứng. Lại ví dụ như ông dùng “biếm xạ chi”. “thạch nhĩ tiết chi” để trị lở loét; chích lể Chí âm trị thái dương trúng phong, thích nhiệt vô độ không thể dừng thì chích lể Hạm cốc; chích lể Ủy trung, Côn lôn trị đau thắt lưng không chịu được; chích lể Tuyệt cốt trị đau thích bạch tiết; “tiệt kinh chích lể ra máu ở đầu loét” trị kim tơ sang (tức hồng tơ đinh) v.v.

Người đại diện phái Công Hạ, y gia nổi tiếng thời Kim Trương Tùng Chính kế thừa phương pháp chích lể của Lưu Hoàn Tố, phát triển thêm phương pháp này, đạt được thành tựu rất lớn. Thầy Trương đã dùng thích lạc tiết huyết trị không ít các bệnh nan y, ông nói: “Chích lể so với đổ mồ hôi, tên tuy khác nhưng thực chất lại giống nhau”. Ông cho rằng tiết huyết trừ nhiệt, công tà là con đường ngắn nhất.

Học thuyết thích lạc tiết huyết của thầy Trương là sự kế thừa và phát triển từ nguyên tắc điều trị “Uyển trần tắc trừ chi” trong “Linh khu – Cửu châm thập nhị nguyên”. Ông cho rằng khí huyết dễ biện đa thiểu, tả lạc trọng “tam đa”. Chỉ ra rằng “trị bệnh cần nhận biết kinh lạc trước”, “người huyết xuất thường do hai kinh thái dương, dương minh có vấn đề”. Thầy Trương có thẩm chứng tinh tường, đảm thức hơn người, trong thực tiễn lâm sàng hình thành nên phong cách “tam đa” độc đáo của riêng mình, tức vận dụng nhiều đao châm, nhiều vị trí chích lể, lượng máu giải phóng lớn. Đao châm có hình giống mũi kiếm, kích thích bề mặt cơ thể, phạm vi vết châm lớn, lượng máu giải phóng nhiều, số vị trí chích lể của thầy Trương nhiều đến ngạc nhiên, có người nhiều lên đến hơn 100 châm, ví dụ: “dùng đao châm trị huyễn vựng, châm hơn 100 lượt” trong điều trị bối thư; “trên mỗi vết tiên châm trên 100 kim” trong điều trị thấp chứng. Ngoài việc chích lể nhiều chỗ trên vùng bệnh, còn dùng chích lể nhiều huyệt vị, ví dụ đối với người bệnh mắt thực nhiệt, có đỏ sưng đau, phải chích lể 5 huyệt Thần đình, Thượng tinh, Tín hội, Tiền đình, Bách hội. Lượng máu chích lể của thầy Trương nhiều, có khi dùng thăng đấu để tính, có khi dùng cốc chén để tính, ví dụ như “xuất huyết tam bôi”, “xuất huyết khoảng 1 chén” v.v. Lượng máu chích lể nhiều mà lượng máu tính theo giọt ngày nay không thể so sánh được.

Thầy Trương thành thạo thích lạc chích lể, mạnh dạn nhưng không lỗ mãng, có chống chỉ định rõ ràng trong thao tác, ông cho rằng thích lạc chích lể pháp chủ yếu dùng cho các loại thực nhiệt hỏa chứng, không dùng được cho hư hàn chứng, như ông nói: “ bệnh quáng gà không nhìn ban đêm được và nội chướng đều do bộc nộ đại u mà ra, gan chủ mục, huyết thiểu, cấm chích lể”. Ngoài ra, thầy Trương còn chỉ ra sau khi chích lể cần cấm kị “các thứ như thỏ, gà, lợn, chó, rượu, giấm, thấp diện, phong sinh v.v và các việc như u phẫn lao lực v.v”.

Trong tứ gia Kim Nguyên có Lý Đông Viên nổi tiếng với “bổ thổ”, có học vấn cao trong châm cứu, đồng thời có quan điểm và đặc sắc riêng của mình. Ông kế thừa cơ sở chích lể liệu pháp trong “Nội kinh”, vẫn dụng rông rãi trong lâm sàng điểm thích chích lể pháp, không chỉ dùng cho thực chứng, nhiệt chứng mà còn cho một số hư chứng. Trong thực chứng chủ yếu cho các chứng kinh lạc ứ trệ, đại nhiệt chứng, thấp nhiệt chứng, ông nói: “Tả kỳ kinh lạc chi ủng giả, vi huyết ngưng nhĩ bất lưu, cố tiên khứ chi, nhĩ trị tha bệnh”. Đối với đau thắt lưng do đông máu trong huyết lạc Túc thái dương, Túc thiếu âm gây ra, thầy Lý sử dụng “loại trừ ngưng huyết lạc là khỏi”. Đối với vị hỏa thịnh, xuất hiện đổ mồ hôi không ngưng, tiểu tiện nhiều, dùng phương pháp “phiền châm kiếp thích” chích lể để loại trừ kinh lạc ngưng kết, tả hỏa của xung mạch. Lại có “điều trị đỏ loét hốc mắt lâu năm... dùng kim tam lăng châm thích bên ngoài hốc mắt để tả thấp nhiệt”. Thầy Lý cũng dùng chích lể để chữa một số hư chứng. Ví dụ như bệnh “tỳ vị hư nhược, cảm thấp thành ủy”, ông dùng kim tam lăng chích lể huyệt Túc tam lý, khí xông trong Túc dương minh vị kinh, nếu không khỏi, có thể tiếp tục chích lể huyệt Thượng liêm trong Vị kinh. Mạnh dạn chích lể đối với hư chứng đạt được hiệu quả ngay lập tức, đây là một thành tích lớn trong điều trị của thầy Lý, làm mở rộng thêm phạm vi điều trị của chích lể liệu pháp.

Một trong tứ đại gia Kim Nguyên Chu Chấn Hanh cũng có nhiều nghiên cứu đối với châm cứu, ông có nói trong “Đan khê tâm pháp – thập di tạp luận” rằng: “Châm pháp hỗn thị tả nhĩ vô bổ, diệu tại áp tử kỳ huyết khí tắc bất thống, cố hạ châm tùy xứ giai khả”. Xuất phát từ học thuyết này, thầy Chu coi trọng vận dụng tả pháp, như trong “Đan khê tâm pháp” có ghi dùng kim tam lăng chích lể Ủy trung điều trị lệ phong, đau thắt lưng ứ huyết. Trong “mạch nhân chứng trị” sử dụng kim tam lăng chích lể Ủy trung điều trị nôn ra máu, chích lể Thiếu thương điều trị hầu tê v.v. “Cách chí dư luận” có ghi lại một trường hợp trị thống phong: “Lân bào lục, ngoài 20 tuổi, do mắc huyết lệ nên dùng sáp dược điều trị hiệu quả, sau đó mắc thống phong, kêu la dữ dội, thị chẩn thấy: ác huyết nhập kinh lạc chứng, ... cho dùng Tứ vật thang thêm đào nhân, hồng hoa... lại chích lể Ủy trung giải phóng máu đen gần 3 hợp mà khỏi”.

Y gia thời Nguyên Vương Quốc Thụy trong sách “Biển Thước thần ứng châm cứu ngọc long kinh” đã chỉ ra chích lể Thái dương có thể điều trị “mắt đỏ sưng đau, hốc mắt đỏ”; chích lể Ủy trung có thể điều trị “hỗn thân phát hoàng”, “phong độc ẩn chẩn, toàn thân ngứa ngáy, gãi nhiều thành loét”, “thong manh quáng gà”, “nhìn không rõ” v.v.

Y gia nổi tiếng thời Minh Tiết Kỷ bất kể là đối với châm thích pháp hay cứu pháp đều có cách nhìn khá là chín chắn của mình. Trong đó châm thích pháp dùng nhiều trong cấp chứng ngoại khoa, lấy công phá pháp phá mủ chích lể làm chủ, thông qua tác dụng của tả tà đạt được hiệu quả điều trị. Như trong điều trị bệnh đơn độc, thầy Tiết có nói: “Đơn có vài loại, trị có vài cách, không bằng dùng biếm pháp, thường thấy người tình trạng hơi nặng, nếu không dùng biếm pháp thì chữa cũng như không”. Lấy 1 trường hợp làm ví dụ: “Một bệnh nhân nam mắc bệnh đan độc, hung thống ngạnh bí (thũng trướng bí đại tiểu tiện), mạch sác mà thực, uống Phòng phong thông thánh tán không hiệu quả, dùng biếm pháp vùng bệnh, khứ ác huyết, dùng tiếp thuốc trên là khỏi.” Dùng biếm châm chích lể đầu xa kinh lạc vốn được không ít y gia sử dụng, thầy Tiết vô cùng coi trọng. Ví dụ chích lể Thiếu thương trị sưng đau họng, ông thậm chí cho rằng “gặp chứng này, nếu không châm thích thì không cứu được”, lấy 1 trường hợp ví dụ: “Một bệnh nhân nam sưng họng, cắn chặt răng, không thể châm cứu, chích lể 2 huyệt Thiếu thương trước, giải phóng máu đen, miệng lập tức mở; thay châm vùng bệnh, uống thanh yết lợi cách tán, 1 liều là khỏi”.

Nhà châm cứu nổi tiếng cùng thời với Tiết Kỷ là Dương Kế Châu đã trình bày phân tích về tác dụng cấp cứu của thích lạc tiết huyết trong sách “Châm cứu đại thành”, cho rằng cần dùng cấp kim tam lăng “chích lể huyệt Thập nhị tỉnh trên  ngón tay để bài trừ ác huyết” đối với “tất cả trường hợp bộc tử ác hầu, bất tỉnh nhân sự”, gọi phương pháp này “chính là tuyệt mẹo khải tử hoàn sinh”. Trong sách còn ghi lại các ca bệnh điển hình như Đường – Chân quyền dùng chích lể liệu pháp điều trị khỏi “Đường Thích Sử thành quân xước, hàm sưng, to như thăng, tắc nghẽn trong họng, không ăn uống 3 ngày”.

Do thích lạc chích lể pháp điều trị hầu bệnh cho hiệu quả điều trị tốt cho nên y gia các thời kỳ đều dùng phương pháp này để điều trị hầu bệnh, ví dụ Diệp Thiên Sỹ đời Thanh chích lể Ủy trung trị sưng đau họng; sách “Trọng lầu ngọc thược” do Trịnh Mai Giản viết có 3-4 cuốn chuyên viết về châm pháp hầu bệnh; “Dịch hầu thiển luận” của Hạ Xuân Nông có ghi lại hơn 30 huyệt vị chuyên trị hầu bệnh và 2 bức tranh minh họa, giới thiệu tỉ mỉ về phương pháp điều trị. Trong phần “Dịch hầu sa luận trị”, ông chỉ ra sau khi chích lể Thiếu thương còn có thể chích lể vùng bệnh: “Nhìn thấy họng đỏ tím sưng đau, đã lở hay chưa lở, hay lở nhưng chưa sâu, sưng lan ngoài cổ, đờm ung khí bế, khó chịu khi uống canh, liền dùng hầu châm châm một ít vào 2 bên sưng trong họng, 1-2 lần hoặc 2-3 lần, bài trừ tử huyết, cũng có thể tiết nhiệt tiêu sưng”. Thầy hạ chỉ ra rõ ràng cơ chế của chích lể trị bệnh là tiết nhiệt tiêu sưng.

Công cụ chích lể mà các y gia dùng không hoàn toàn giống nhau, như Lý Đông Viên dùng kim tam lăng, Trương Tùng Chính chủ yếu dùng đao châm, Tiết Kỷ thì dùng tế từ phiến, cuốn thứ 11 trong “Bảo anh toát yếu” của Tiết Kỷ ghi: “Biếm pháp... dụng tế từ khí kích toái, thủ dụng phong mang giả, dĩ trứ đầu phách khai giáp chi, dụng tuyến phọc định, lưỡng chỉ khinh toát trứ đầu, sảo định, lệnh từ mang đối tụ huyết xứ, tái dụng trứ nhất cân, tần kích thích xuất độc huyết...” Quách Hựu Đào đời Thanh thì dùng ngân châm, trong “Sa chướng ngọc hằng” của ông nói trị sa rất hiệu quả, cho rằng ngân châm vô độc.

Chích lể liệu pháp cũng có ảnh hưởng không nhỏ ở nước ngoài, phương pháp này truyền đến châu Âu vào khoảng thế kỷ 11, đã từng được Shakespear nhắc đến trong vở kịch của ông. “Chân không tịnh huyết liệu pháp” của nhiếp đốc quản Nhật Bản Châu Quế và “Đồ thuyết thích lạc trị liệu” của Công Đằng Huấn Chính là các sách nổi tiếng về thích lạc giác hơi và thích lạc pháp ngày nay của Nhật Bản.

Đối với các quốc gia khác, chích lể liệu pháp cũng có ứng dụng rộng rãi, như Ai Cập, Ấn Độ, La Mã, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hi Lạp v.v cũng có lịch sử lâu đời. Những năm gần đây, các nước phương Tây vẫn đang sử dụng, Mỹ dùng phương pháp này điều trị mỗi năm lên đến mấy vạn lượt người, đồng thời chứng minh rằng phương pháp này có hiệu quả điều trị đặc biệt với không ít bệnh.

Chích lể liệu pháp có lịch sử mấy nghìn năm, nguồn gốc xa xôi và lâu dài. Bởi vì phương pháp này dùng trong lâm sàng, có ưu điểm nổi bật là đơn giản, tiện dụng, kinh tế, hiệu nghiệm, hơn nữa không có tác dụng phụ, vì vậy gần 30 năm nay, phạm vi điều trị bằng chích lể liệu pháp không ngừng mở rộng, được dùng cho hơn 100 bệnh, phủ khắp các khoa nội, ngoại, phụ, nhi, ngũ quan, da v.v trong lâm sàng, đạt được tiến triển rất lớn. Đồng thời, vận dụng chích lể liệu pháp đối với 1 số bệnh nan y cũng đạt được hiệu quả khá tốt.

Chúng ta tinh rằng, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật học hiện đại, cơ chế của chích lể liệu pháp sẽ được giải thích 1 cách đầy đủ dưới góc độ của khoa học hiện đại, kĩ thuật y khoa xa xưa chích lể liệu pháp này sẽ được vận dụng rộng rãi, phát huy tác dụng vốn có của nó.

 

Chích lễ liệu pháp ( Chích lễ - chữa bệnh) - Hoàng Lập Tân

return to top