Các nhà nghiên cứu tin rằng keo ong có thể có đặc tính chống viêm giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus. Chất này có thể giúp làm giảm sưng tấy và chữa lành vết bỏng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng này hiện nay còn hạn chế. Do đó, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng những lợi ích tiềm năng này là do cỡ mẫu nhỏ và cách thức thực hiện các nghiên cứu.
Nghiên cứu cho thấy rằng keo ong có thể có lợi cho các vấn đề sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như sâu răng, viêm, dị ứng và các vấn đề khác. Dưới đây là những lợi ích về sức khỏe phổ biến nhất của keo ong.
Hỗ trợ sức khỏe răng miệng
Keo ong có thể giúp giảm sự hình thành canxi phosphate, đây là thành phần chính gây ra mảng bám răng. Keo ong có tác dụng kháng khuẩn, và giúp giảm số lượng vi khuẩn ở những người bị viêm nha chu.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, viêm nha chu là một bệnh gây viêm nướu do vi khuẩn tích tụ trong răng là lợi. Bệnh này có thể gây ra hội miệng, răng nhạy cảm và sưng lợi. Bệnh thường phổ biến ở những người bị bệnh đái tháo đường, răng mọc lệch hoặc vệ sinh răng miệng kém.
Giảm viêm
Một nghiên cứu đã xem xét tác động của nước súc miệng có chứa keo ong và chlorhexidine ở những người có mảng bám răng và viêm nướu – một dạng bệnh nướu răng gây ra chảy máu, đau và viêm. Nếu bạn hút thuốc lá và không dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng, bạn sẽ có nguy cơ bị viêm nướu cao hơn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nước súc miệng làm từ keo ong có thể có hiệu quả trong việc giảm mảng bám và viêm nhiễm. Có nhiều cá nhân gặp phải tác dụng phụ với các sản phẩm chlorhexidine, chẳng hạn như cảm giác nóng rát, đổi màu răng và thay đổi cảm giác về vị giác.
Tuy nhiên, nghiên cứu dựa trên một cỡ mẫu nhỏ và không cho biết liệu những người tham gia có hút thuốc thường xuyên hay không. Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định hiệu quả và độ an toàn của nước súc miệng với keo ong trên lâm sàng.
Giảm mụn
Các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của keo ong có thể làm cho thành phần này trở thành một phương pháp điều trị thay thế đầy hứa hẹn cho mụn. Một nghiên cứu trên 40 người tham gia bị mụn cho thấy chiết xuất etanolic keo ong có thể điều trị mụn hiệu quả. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng keo ong được dung nạp tốt và an toàn. Những người tham gia phản ứng tốt với điều trị nhưng đã phát triển kích ứng nhẹ. Nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định ứng dụng của keo ong trong các bệnh ngoài da khác nhau.
Ngăn ngừa ung thư tiến triển
Một nghiên cứu cho rằng keo ong có thể có đặc tính chống ung thư. Chất này có thể giúp ngăn chặn các tế bào ung thư nhân lên và ngăn chặn các con đường mà các tế bào ung thư truyền tín hiệu cho nhau.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng keo ong Trung Quốc có tác dụng chống khối u và những người bị ung thư vú có thể sử dụng keo ong như một phương pháp điều trị bổ sung.
Tăng tốc độ chữa lành vết thương
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng keo ong có thể giúp giảm thời gian chữa lành vết thương. Các bác sĩ có thể tư vấn sử dụng keo ong như một phương pháp điều trị thay thế cho vết bỏng hoặc vết loét do bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, cần nhiều bằng chứng hơn để chứng minh tác dụng chữa lành của keo ong.
Cách sử dụng keo ong
Keo ong có thể được tìm thấy dưới dạng thực phẩm chức năng dạng uống, kem bôi ngoài da và nước súc miệng. Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào từ keo ong, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để kiểm tra xem sản phẩm này có an toàn đối với bạn hay không.
Liều lượng
Theo khuyến nghị, một liều 70mg keo ong uống hàng ngày là an toàn đối với con người. Người trưởng thành cũng có thể dụng keo ong với liều 400-500mg một ngày trong 13 tháng.
Keo ong có an toàn không?
Sản phẩm từ keo ong được coi là an toàn khi sử dụng với liều lượng thấp. Với phụ nữ đang cho con bú, họ có thể sử dụng liều 300mg mỗi ngày và không nên uống quá lượng này vì liều cao có thể gây hại đối với sức khỏe.
Với phụ nữ đang mang thai, tốt nhất nên tránh sử dụng keo ong vì hiện không có đủ bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng của sản phẩm này trong thời kỳ mang thai.
Nếu bị dị ứng với các sản phẩm từ ong, bạn nên tránh sử dụng các loại kem bôi vì chúng có thể gây dị ứng da. Viên ngậm cũng có thể gây kích ứng và loét miệng.
Tương tác với các loại thuốc khác
Keo ong có thể tương tác với các loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung khác. Keo ong có thể làm chậm quá trình đông máu. Và các dược phẩm như tỏi, gừng, ginkgo biloba (bạch quả) cũng có tác dụng tương tự, vì vậy sử dụng các dược phẩm này cùng với keo ong sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.
Nếu bạn đang được sử dụng thuốc chông đông máu như warfarin, keo ong có thể làm giảm tác dụng của warfarin và làm tăng nguy cơ chảy máu của bạn.
Bạn có thể bị quá liều keo ong không?
Bạn cần luôn luôn sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo khuyến nghị của các bác sĩ. Sử dụng quá nhiều có thể không an toàn, đặc biệt với những người đang điều trị bệnh hoặc cho con bú. Dựa trên một nghiên cứu năm 2015, keo ong thường được dung nạp tốt và không có trường hợp được báo cáo là bị ngộ độc.
Tác dụng phụ của keo ong
Hiện nay vẫn chưa có đủ thông tin về tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn của keo ong, nhưng bạn cần tránh sử dụng keo ong nếu bạn bị dị ứng với mật ong hoặc sản phẩm từ ong. Nếu bạn chuẩn bị tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ phẫu thuật sẽ khuyến nghị bạn nên dừng sử dụng keo ong trước khi phẫu thuật, vì keo ong có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Nước súc miệng từ keo ong có thể gây ra:
Ngoài ra, keo ong cũng có thể gây ra kích ứng ở những người bị mụn.
Keo ong là một chất sáp có nguồn gốc từ sáp ong, nước bọt của ong và nhựa cây. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm keo ong được bán trực tuyến hoặc tại cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe. Keo ong có thể giúp giảm viêm, giảm mụn và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì keo ong có thể tương tác với thuốc và làm tăng nguy cơ đông máu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh