Trà hoa cúc từ lâu đã là một thức uống được yêu thích, không chỉ bởi hương thơm dịu mà còn bởi công dụng trong việc chữa trị nhiều bệnh. Đặc biệt, trà hoa cúc thường được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, viêm loét, tiêu chảy và viêm dạ dày.
Ngoài ra, uống trà hoa cúc có thể giúp giảm đau bụng khi có kinh nguyệt và đau đầu do căng thẳng.
Gừng có chứa hai hợp chất gingerol và shogaol, có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm. Nước ép gừng tạo ra các enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chống lại các vi khuẩn gây tiêu chảy.
Cách làm: Gừng tươi rửa sạch, thái lát, bỏ vào ấm và đun sôi trong 5 phút. Nếu khó uống, bạn có thể bỏ thêm muối, đường hoặc mật ong.
Trà vỏ cam là một phương thuốc dân gian được sử dụng hàng trăm năm để ngăn chặn tiêu chảy.
Để có một cốc trà vỏ cam, bạn chỉ cần thái vỏ cam thành miếng nhỏ, cho vào nồi và đun sôi nước, để nguội, thêm mật ong và sử dụng như nước uống hàng ngày.
Khoai tây có đầy đủ tinh bột. Khi tiêu hóa, tinh bột trong khoai tây sẽ làm phân đặc hơn và không còn ở dạng lỏng.
Cách làm: Khoai tây 2 củ rửa sạch, gọt vỏ và thái hạt lựu. Đun khoai tây trong 1 lít nước. Tắt bếp khi nước sôi, để nguội, vớt khoai tây, thêm chút muối. Nên uống trà khoai tây thay nước lọc trong suốt cả ngày.
Bạc hà là hương vị ưa thích của nhiều người. Trà bạc hà có tác dụng chữa các bệnh dạ dày, giảm buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Giống như các loại trà khác, bạn có thể đun sôi nước cùng lá bạc hà, để nguội, cho thêm đường và uống.
Ngoài ra, lưu ý trong thời gian sử dụng trà, bạn nên tránh các loại nước ép trái cây hay đồ uống có ga, vì chúng có thể làm tiêu chảy nặng thêm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh