Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa. Theo”Lục xuyên bản thảo” mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da, trị chứng khát bệnh nhiệt, trị thân nhiệt phiền táo.
Y học hiện đại phát hiện quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…
- Dây mướp có tác dụng ức chế khuẩn cầu.
- Xơ mướp có tác dụng chống viêm lợi niệu.
- Lá mướp có tác dụng chống các nếp nhăn, làm đẹp dung nhan.
- Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang.
Ngoài giá trị lấy quả làm thực phẩm hàng ngày, như dùng ngọn, hoa, quả nấu canh ăn để giải nhiệt mùa hè, giúp lợi tiểu, lợi đại tiện. Quả mướp nấu với móng giò lợn, có tác dụng lợi sữa sau khi sinh lá và xơ có các thành phần saponin tritecpenic, phần genin là a xít oleanolic, hederagenin.
Ngoài ra, từ xơ còn có flavonoid. Lá mướp và xơ mướp có tác dụng kéo dài thời gian đông máu ở trên động vật thí nghiệm (thỏ), tác dụng này ở lá, mạnh hơn ở xơ. lá mướp có tác dụng hạ huyết áp (thỏ). lá và xơ mướp đều có tác dụng trừ đờm, chống ho rõ rệt trên động vật thí nghiệm (chuột nhắt); ngoài ra còn có tác dụng chống viêm. Theo Y học cổ truyền, mướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Các bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc), đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
– Trị viêm họng, ho, nhiều đờm, đờm dính máu: lá mướp, ngày 10 – 15g sắc uống hoặc lấy lá tươi, rửa sạch, thêm chút muối ăn, giã nát, vắt lấy nước uống.
– Trừ đờm, trị ho, hen, khó thở: quả mướp non mới ra được khoảng 20 ngày, hái về, thái mỏng, sao vàng, ngày 20 – 30g, sắc uống.
– Trị viêm mũi, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi tanh, viêm xoang, ho, đau nửa đầu, viêm tuyến vú: rễ mướp, thân cây mướp, hoặc gốc cây mướp, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống ngày 15 – 30g.
– Trị đau tức sườn ngực, đau cơ nhục: xơ mướp cắt nhỏ, sao vàng, tán bột, ngày uống 8-10g.
– Trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung: xơ mướp sao đen, tán bột mịn uống ngày 8 – 10g.
– Thúc sởi, đậu sớm mọc: xơ mướp 20g, kinh giới, bạch chỉ, kim ngân, mỗi thứ 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo 4g, sắc uống, ngày 1 tháng
– Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang
Lưu ý: Những người tỳ vị hư yếu hay đau bụng, đại tiện lỏng nát không nên dùng.
Xem thêm: Vị thuốc Mướp tây
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh