Đầy hơi, chướng bụng là tình trạng tăng tích khí trong lòng ống tiêu hóa, gây cảm giác căng tức và khó chịu ở vùng bụng. Triệu chứng này có thể gặp ở mọi đối tượng và do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Ăn quá nhanh, nuốt nhiều không khí
Chế độ ăn nhiều chất sinh hơi (đậu, bắp cải, đồ uống có gas…)
Rối loạn tiêu hóa chức năng (hội chứng ruột kích thích, khó tiêu chức năng…)
Dạ dày rỗng chậm, viêm loét dạ dày – tá tràng
Nhiễm khuẩn, virus đường tiêu hóa
Bên cạnh các biện pháp điều trị y tế, một số loại thảo dược quen thuộc trong vườn nhà có thể giúp cải thiện triệu chứng đầy hơi nếu được sử dụng đúng cách.
Các loại cây thuộc họ bạc hà như:
Bạc hà (Mentha spp.)
Húng quế (Ocimum basilicum)
Tía tô (Perilla frutescens)
Hương nhu, hương thảo (Rosmarinus officinalis)
Công dụng:
Làm giãn cơ trơn ống tiêu hóa
Giảm co thắt dạ dày – ruột
Hỗ trợ đào thải khí thừa, cải thiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu
Cách dùng phổ biến:
Nhai tươi lá bạc hà hoặc húng quế
Uống trà bạc hà nóng hoặc thêm vài giọt tinh dầu bạc hà vào nước ấm
Lưu ý: Tinh dầu bạc hà có thể gây kích ứng nếu dùng liều cao. Không dùng cho trẻ nhỏ hoặc người có bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nếu chưa có chỉ định chuyên môn.
Các loại cây họ bạc hà như húng quế, bạc hà, hương thảo, tía tô, hương nhu…đều có ích trong việc làm giảm đầy hơi chướng bụng
Thành phần hoạt tính chính: Catechin, flavonoid, tannin
Tác dụng:
Làm dịu lớp niêm mạc tiêu hóa
Giúp tăng lưu thông dịch tiêu hóa
Giảm tình trạng co thắt và tích khí
Cách dùng:
Uống một tách trà xanh sau bữa ăn từ 20–30 phút
Có thể dùng trà xanh tách caffeine đối với người nhạy cảm hoặc có rối loạn giấc ngủ
Lưu ý: Tránh lạm dụng trà xanh khi đói hoặc uống quá nhiều (>3 tách/ngày), vì có thể gây cồn ruột hoặc mất ngủ.
Thưởng thức một tách trà xanh và dành thời gian nghỉ ngơi sẽ hỗ trợ tiêu hóa đồng thời làm giảm đầy hơi chướng bụng
Thành phần hoạt tính chính: Gingerol, shogaol
Tác dụng:
Kích thích nhu động dạ dày – ruột
Tăng tiết men tiêu hóa
Làm dịu buồn nôn, giảm đau bụng co thắt
Hữu ích trong các rối loạn liên quan đến túi mật hoặc đầy bụng do rối loạn vận động
Cách dùng:
Pha trà gừng ấm: gừng tươi cắt lát mỏng, đun với nước sôi 5–10 phút
Có thể thêm chút mật ong hoặc chanh để tăng hiệu quả và dễ uống hơn
Lưu ý: Tránh dùng gừng cho người đang chảy máu tiêu hóa, sắp phẫu thuật, hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.
Gừng không chỉ là một loại gia vị trong ẩm thực mà còn có tác dụng điều trị các rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi chướng bụng
Thảo dược có thể mang lại hiệu quả tốt trong các trường hợp nhẹ, chưa có biến chứng.
Không thay thế hoàn toàn thuốc điều trị nếu người bệnh có bệnh lý nền phức tạp (viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm tụy, tắc ruột…).
Luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thường xuyên, đặc biệt ở trẻ em, người già, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Khi có các dấu hiệu cảnh báo như: đau bụng dữ dội, sốt, tiêu chảy kéo dài, nôn ói, sụt cân, đi tiêu máu – cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh