Táo bón là một rối loạn tiêu hóa thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng đi tiêu không thường xuyên, phân rắn, khó hoặc đau khi đi đại tiện. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định bác sĩ, một số biện pháp hỗ trợ tại nhà bằng thực phẩm tự nhiên có thể giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ nhu động ruột hiệu quả.
Mật ong là thần dược giúp trị táo bón hiệu quả
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giải độc gan – ruột và hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
Ngoài ra, mật ong còn kích thích nhu động ruột, giúp làm mềm phân, từ đó cải thiện triệu chứng táo bón.
Cách sử dụng: Uống 1 cốc nước ấm pha 1–2 muỗng cà phê mật ong vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi ngủ. Có thể dùng lâu dài nếu không có chống chỉ định.
Khoai lang là thực phẩm rất tốt cho người bị táo bón
Một cốc nước muối ấm trước bữa sáng có thể hỗ trợ làm sạch ruột, cải thiện lưu thông dịch ruột, nhờ đó kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Nước muối loãng còn có tác dụng hỗ trợ thanh lọc đường tiêu hóa, phòng ngừa viêm dạ dày mạn tính.
Lưu ý: Pha loãng (0,9% tương đương với nước muối sinh lý), không nên uống quá nhiều hoặc quá đậm đặc vì có thể gây rối loạn điện giải.
Khoai lang chứa nhiều cellulose, giúp tăng khối lượng phân và kích thích nhu động ruột.
Ngoài ra, khoai lang còn giàu vitamin B, beta-caroten, giúp hỗ trợ chuyển hóa và bảo vệ niêm mạc tiêu hóa.
Cách sử dụng: Ăn 100–200g khoai lang luộc/ngày, ưu tiên khoai lang vàng hoặc tím, tránh chiên rán.
Nước ép từ táo, lê, mận, đu đủ, cam, dưa hấu chứa pectin, chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp:
Làm mềm phân
Tăng nhu động ruột
Điều hòa hệ vi sinh đường ruột
Các thành phần như sorbitol và xylitol trong trái cây còn có tác dụng kích thích tiêu hóa nhẹ nhàng.
Khuyến nghị: Uống 1–2 cốc (150–200ml) nước ép/ngày, ưu tiên nước ép nguyên chất, không thêm đường.
Sữa chua cung cấp làm cân bằng lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa
Sữa chua cung cấp lợi khuẩn (probiotics) giúp cân bằng hệ vi sinh, từ đó tăng nhu động ruột và cải thiện táo bón.
Ngoài ra, sữa chua hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Lưu ý:
Nên chọn sữa chua không đường hoặc ít đường.
Không nên dùng quá nhiều, khoảng 1–2 hộp/ngày là đủ.
Tăng cường uống nước (1,5–2 lít/ngày) để hỗ trợ làm mềm phân.
Tăng cường vận động nhẹ nhàng mỗi ngày: đi bộ, yoga, massage bụng.
Thiết lập thói quen đi vệ sinh đều đặn vào một khung giờ cố định trong ngày.
Tránh nhịn đi tiêu, hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc.
Tránh thực phẩm dễ gây táo bón: thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đạm động vật, ít rau.
Táo bón có thể là biểu hiện của các bệnh lý tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS), polyp đại tràng,... Người bệnh nên đi khám nếu có các dấu hiệu sau:
Táo bón kéo dài >2 tuần
Đau bụng nhiều, sút cân, chán ăn
Có máu trong phân, phân đen
Tiêu chảy xen kẽ táo bón
Việc sử dụng các thực phẩm hỗ trợ như mật ong, khoai lang, sữa chua, trái cây tươi kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón một cách tự nhiên và an toàn. Tuy nhiên, cần chủ động thăm khám chuyên khoa Tiêu hóa khi tình trạng kéo dài để xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh