1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Chi Operculina S. Manso ở Việt Nam đã biết 3 loài, trong đó có loài bìm bìm dại hay còn gọi là bìm nắp kể trên. Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, bao gồm Bắc Giang (Lạng Giang: Kép), Hà Tây cũ (Ba Vì: Thủ Pháp), Phú Thọ (Đoạn Hùng), Hà Nội (Gia Lâm), Hải Dương (Chí Linh: Bảy chùa), Thanh Hoá (Hà Trung), và ở tỉnh Đắk Lắk (Hồ Lắk),…Trên thế giới, loài này có ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Thái Lan và một vài quốc gia Đông Nam Á khác.
Bìm bìm lại là dây leo sống nhiều năm, ưa ẩm sáng và thường leo quấn lên các loài cỏ cao, cây bụi ở ven rừng thí sinh thưa, đồi cây bụi, trảng cỏ và bờ nương rẫy,… Ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ đôi khi thấy cây mọc lẫn trong các lùm bụi quanh làng và bờ rào vườn. Bìm bìm dại sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, từ cuối mùa xuân đến gần cuối mùa thu. Cuối thu, sau khi quả đã già cây có hiện tượng bán tàn lụi.
Bộ phận dùng:
Thân, rễ
3. Thành phần hóa học
Dây bìm bìm lại chứa 6 – 10% nhựa, 2% turpethin, tinh bột, chất béo, tinh dầu, một chất màu vàng.
Rễ củ có turpethin, jalapin, turpethein, các acid jalapic, ipomoea tampinolic và valeriania.
4. Tác dụng dược lý
Tác dụng trên ung thư vú và chống oxy hoá:
Tác dụng chống oxy hoá và ức chế ung thư vú của cao methanol từ thân của cây bìm bìm dại đã được nghiên cứu trên chuột cổng trắng cái dòng Sprague – Dawley được gây stress oxy hoá và ungthư vú bằng 7, 12-dimethylbenzanthracen (DMBA).
Cao thân cây bìm bìm dại làm giảm rõ rệt hoạt tính peroxy hóa lipid, làm tăng mức độ chống oxy hóa và làm giảm khối lượng u vú.
Tác động trên tổn thương và độc gan do NDMA:
Cao rễ bìm bìm dại có tác dụng bảo vệ gan, phòng ngừa xơ gan, chống lại sự tháo mở sợi AND đối với sơ gan do NDMA.
Độc tính cấp:
Rễ cây bìm bìm dại, rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột thô, chiết với ethanol 50%, cô thu hồi dung môi rồi cô dưới áp suất giảm đến thể chất cao khô. Đã xác định được LD50 của cao rễ bìm bìm đại trên chuột nhắt trắng dùng đường tiêm phúc mạc là 1000 mg/kg (Bhakuni et al., 1969).
5. Tính vị, công năng
Toàn cây bìm bìm dại vị ngọt, hơi cay, tính bình, có công năng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cần hoạt lạc. Rễ có công năng tẩy, nhựa cũng tẩy tương tự như jalap, nhưng tác dụng tẩy kém hơn.
Sách “Toàn quốc trung thảo dược hội biên” cũng ghi: Hạp quả đằng (tức là bìm bìm dại) vị ngọt, hơi cay, tính bình, có công năng lợi thủy tiêu thũng, thư cân hoạt lạc” [TDTH, 1997, tập 3:433].
6. Công dụng
Toàn cây bìm bìm dại (có thể dùng riêng rễ củ hoặc riêng thân lá) là thuốc lợi tiểu và tẩy xổ mạnh, được dùng để chữa phù thũng, táo bón.
Cũng dùng chữa đau khớp, thống phong, tê thấp, liều dùng 4 – 12g sắc lấy nước uống. Có thể dùng dạng rễ củ nghiền bột uống, mỗi lần 1 – 4g.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh