A. Mô tả cây
Trồng làm thuốc, người ta ít phân biệt sả này với sả khác, nhưng khi trồng để cất tinh dầu người ta phân biệt sả ra hai nhóm có tinh dầu có giá trị khác hẳn nhau:
Ngoài hai nhóm này còn một số loài sả cho tinh dầu có thành phần khác hẳn mặc dầu về hình thái và giải phẫu rất khó phân biệt như loài sả Cymbopogon martinii (Roxb.) Wats, thì thứ motia cho tinh dầu gọi là essence Palma rosa hay Geranium des Indes chứa tới 75-95% geraniola, còn thứ Sofia lại cho một thứ tinh dầu không chứa geraniola mà lại chỉ có ancol perilic.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây sả được trồng ở khắp nước ta, nhưng diện tích trồng làm thuốc không nhiều, chỉ có tính chất gia đình và người ta chỉ dùng rễ hoặc toàn cây đào về dùng tươi hay phơi trong râm mát.
C.Thành phần hóa học
Tùy theo loài sả, thành phần của tinh dầu thay đổi và có giá trị khác nhau. Tinh dầu sả cất từ cây sả Cymbopogon nardus (L.) Rendl. (sả Xrilanca) và cây Cymbopogon winterianus Jowitt (sả Giava) có từ 20 đến 40% geraniola và citronellola, 40 đến 60% xitronellala. Loài thứ hai được trồng nhiều ở Giava, Đài Loan, Trung Mỹ (Guatemala), Ghinê, Mangat.
D. Công dụng và liều dùng
Bài thuốc có vị sả
Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm:
Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.
Trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi:
Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 – 6g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Giải cảm:
Giảm cảm giác buồn nôn khi có thai:
Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày.
Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực: Lá sả tươi 30 – 40g nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, uống.
Trị nhức đầu:
Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu với vài củ tỏi nấu nước xông.
Trị ho:
Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40oC vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng), trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10ml.
Sạch răng miệng:
Củ sả non rửa thật sạch, xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng, dùng để súc miệng.
Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm:
Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.
Trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi:
Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 – 6g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh