Chi Amaranthus L. ở Việt Nam có 6 loài, loài dền đuôi chồn trên đây vốn có nguồn gốc từ vùng Đông – Nam Ấn Độ, sau được du nhập và phát tán ra nhiều quốc gia nhiệt đới khác. Ở Việt Nam, trong bộ “Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam, 2003” chỉ ghi loài này phân bố ở Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang (Quản Bạ: Tráng Kìm) và Nam Bộ (?).
Dền đuôi chồn là loại cây ưa ẩm và ưa sáng. Cây chủ yếu được trồng để làm cảnh tại vườn nhà. Bên cạnh quần thể trồng, cây còn mọc hoang dại trên | nương rẫy, hoặc xung quanh nơi ở, làng bản. Cây sống một năm, ra hoa quả nhiều, tái sinh tốt từ hạt và trồng được dễ dàng bằng hạt.
Bộ phận dùng:
Toàn cây, có thể thu hái quanh năm.
Lá chứa acid oxalic, betain, amaranthin và lectin (CA, 1990) (Trung được đại từ điện, 1956).
Ngoài ra còn chứa một lượng nhỏ lecitin (prosea 1). Conforti và cs. (2005) khi nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá của dền đuôi chồn, đã xác định thành phần chủ yếu của tinh dầu là squalen và các hợp chất phenolic.
Hoạt tính chống oxy hoá của cao ethanol từ hạt dền đuôi chồn được đánh giá trong hệ mô hình beta – caroten – acid linoleic.
Tác dụng sinh học, chống oxy hoá và chống đái tháo đường của hạt từ hai giống dền đuôi chồn, trắng và đỏ, đã được nghiên cứu. Hàm lượng dầu, squalen cũng được xác định (squalen 2,2% trong giống trắng và 7,5% trong giống đỏ) (Conforti F. et al., 2005).
Một lectin mới được phân lập từ dền đuôi chồn là một agglutinin (cũng có tên là Amaranthin hoặc ACA), chất này gắn với kháng nguyên T (Thomsen Friedenreich antigen) và các biến thể sialyl hoá của nó như kháng nguyên Tn và sialosyl – Tn được dùng để thăm dò về hoá mô học đối với các tế bào tăng sinh trong các lát cắt mô kết tràng người. ACA gắn chọn lọc với bào tương và màng ở vùng tăng sinh của biểu mô ruột kết người bình thường và ở các tổn thương ung thư ruột kết.
Các kết quả nghiên cứu trên mạng polip u tuyến gia đình và ung thư kết tràng không polip di truyền cho thấy có thể sử dụng ACA để nhận dạng các ổ tăng sinh khác thường trong các hội chứng ung thư kết trực tràng gia đình (Boland C.R. et al., 1991), (Giuffre et al., 1996).
Hai peptid có tác dụng kháng vi sinh vật (Ac – AMP1 và Ac – AMP2) được phân lập từ hạt dền đuôi chồn có tác dụng kháng nấm, vi khuẩn Gram dương.
Dền đuôi chồn vị ngọt nhạt, tính bình, có công năng lọc máu, lợi tiểu.
Sách “Toàn quốc Trung thảo dược hội biên” (Trung Quốc) ghi: Dền đuôi chồn vị ngọt, nhạt, tính bình, có công năng ích khí huyết, bổ dưỡng, cường tráng [TDTH, 1993, tập 1: 1902].
Hạt dền đuôi chồn có lecithin nên có tác dụng bổ dưỡng.
Toàn cây được dùng để lợi tiểu, chữa đái són đau. Liều dùng 15 – 30g sắc lấy nước uống.
Hạt được dùng làm lương thực, cũng dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh