Tên tiếng Việt: Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh lá mọc vòng, Củ cơm nếp
Tên khoa học: Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl.
Họ: Convallariaceae
Công dụng: Thuốc bổ, sinh tân dịch (Thân rễ sắc uống).
A. Mô tả cây
B. Phân bố thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở những nơi rừng ẩm, đất nhiều mùa trên các núi có lẫn đá xanh, ở các tỉnh miền Bắc. Quanh thị trấn Sapa có nhiều.
Thu hái:
Thường sau 5 năm mới thu hoạch. Hái thân rễ vào mùa thu hoặc mùa xuân, tốt nhất vào mùa thu vì thân rễ chứa ít nước, có những nơi thu hái gần quanh năm từ tháng 4 đến tháng 10.
Có nhiều cách chế biến:
C. Thành phần hóa học
Thân rễ hoàng tinh đỏ có manose, polysacharid, các saponin
D. Công dụng và liều dùng
Đơn thuốc có hoàng tinh
Đơn thuốc bổ dùng cho người yếu, ho, lao lực: Hoàng tinh 15g, ý dĩ 10g, nuớc 600ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa âm hư, suy lão sớm ở người cao tuổi: Dịch chiết hoàng tinh, địa hoàng, thiên môn đông, mỗi thứ 300ml, trọn đều cô còn ½ thêm mật 2500g, bột bạch phục linh 1000g. Trộn đều với hồ làm thành viên to bằng đầu ngón tay cái. Mỗi lần uống 1 viên với rượu, ngày uống 3 lần.
Chữa lao phổi, ho ra máu: Hoàng tinh 500g, bạch cập, bách bộ mỗi thứ 250g, ngọc trúc 12og. Nghiền thành bột luyện với mật, bào chế thành viên hoàn. Mỗi lần uống 10g, ngày uống 3 lần.
Chữa đau thắt ngực, bệnh mạch vành:
Hoàng tinh, côn bố mỗi vị 15g, bá tử nhân, xương bồ, uất kim mỗi vị 10g, diên hồ 6g, sơn tra 24g. ngày uống một thang, chia 3 lần. Mỗi đợt điều trị 4 tuần.
Chữa tiểu đường: Hoàn tinh 2 phần, sinh địa 2 phần, trạch tả 1 phần, hoàng liên 1 phần, nhân sâm 1 phần, hoàng kỳ 2 phần, địa cốt bì 1 phần. Nghiền thành bột mịn, mỗi lần uống 5g, ngày uống 3 lần.
Chữa huyết áp thấp: Hoàng tinh, đảng sâm, mỗi vị 30g, cam thảo 10g,. Sắc uống ngày 1 thang
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh