Tên tiếng Việt: Lá đắng, Cây mật gấu, Cây kim thất tai
Tên khoa học: Vernonia amygdalina Delile
Họ: Asteraceae (Cúc)
Công dụng: dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.
1. Mô tả:
Cây lá đắng sống lâu năm, là dạng cây bụi mọc thẳng đứng, chỉ cao từ 2-3m, đường kính thân rất nhỏ khoảng 2-4 cm, cây thường phân nhánh ở cành gốc, khi còn non thân cây được phủ một lớp lông trắng mịn về già lớp lông này rụng dần hết; cuống lá dài, phiến lá hình trái xoan ngược, mép lá có hình răng cưa. Cây này có nguồn gốc từ châu Phi và hiện nay cây có mặt khắp nơi trên thế giới do cây dễ trồng dễ mọc.
Lá có thể ăn được và được dùng trong món súp và các món ăn ngon khi được chế biến đúng cách. Hoạt chất đắng trong cây rất tốt vì là hỗn hợp của các hoạt chất sinh học gồm vitamin (A, C, E, B1, B2), glycoside, saponin, alkaloid và tannin.
2. Phân bố:
Ấn Độ (Bihar, Madhya Pradesh, Odisha, West Bengal); châu Phi nhiệt đới; hiện nay cây Lá Đắng đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
3. Tác dụng:
Theo một số công trình nghiên cứu trên thế giới và các kết quả đã được ghi nhận, cây mật gấu hay cây lá đắng có các công dụng như sau:
- Kiểm soát đường huyết nhờ các hợp chất đắng trong lá nên tốt cho người đái tháo đường.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tả lỵ.
- Hạ sốt và điều trị cảm lạnh tích cực nhờ các hợp chất xanthones, acid phenolic trong lá.
- Điều trị các bệnh qua đường tình dục như bệnh lậu nhờ tác dụng của các chất chống oxy hóa trong lá. Chống giun sán.
- Chống ung thư.
- Duy trì sức sống tình dục. Giúp nhuận trường và chữa táo bón.
- Chống sốt rét vì chất đắng trong lá có thể thay thế cho quinin.
- Chữa đau họng, ho, trừ đờm, chỉ cần nhai một lá trước khi đi ngủ vào ban đêm và sáng sớm sẽ thấy giảm các triệu chứng ho.
- Tăng cường khả năng sinh sản, uống nước lá đắng giúp kích thích khả năng sinh sản ở phụ nữ khó sinh. Các lá có chứa nhiều carotene, giúp cân bằng quá trình tổng hợp các hormon sinh dục nữ và duy trì nồng độ estrogen do đó giúp phụ nữ khỏe mạnh và kéo dài tuổi xuân.
- Chống buồn nôn và tăng cường cảm giác ngon miệng.
- Hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi B và C.
- Tăng tiết sữa cho con bú. Hạ cholesterol xấu.
- Tẩy độc cho cơ thể, bảo vệ gan thận.
- Giảm đau và làm êm dịu thần kinh dễ ngủ. Chống mẩn ngứa ngoài da.
Tuy nhiên, người có một hoặc nhiều hơn những bệnh kể trên vẫn cần đi khám và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, việc sử dụng cây mật gấu chỉ như một liệu pháp dự phòng hoặc hỗ trợ điều trị (với sự đồng ý của bác sĩ điều trị). Phụ nữ có thai không nên dùng.
4. Bộ phận dùng làm thuốc:
Thân non và Lá.
5. Cách dùng:
- Lấy 10 lá, rửa sạch, bỏ vào bình hãm với 1.5 lít nước sôi, đợi khoảng 15 phút là uống được. Uống thay nước lọc hàng ngày. Cách này giúp duy trì sức sống tình dục, chống xuất tinh sớm.
- Lấy 8 lá mật gấu, rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn, pha với nửa cốc bia, vắt lấy nước uống trước khi đi ngủ để trị thoái hóa đốt sống cổ. Bạn có thể tham khảo bài viết Trị Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Với Lá Mật Gấu.
6. Nghiên cứu khoa học:
Theo tài liệu của Trung tâm mẫu cây thuốc Quốc gia Trung ương:
- V. amygdalina (Cây lá đắng) thường được dùng để trị tiểu đường tại châu Phi (Akah & Okafor 1992; Atangwho và c.s. 2010). Các người hành nghề thuốc dân tộc ở châu Phi nhiệt đới dùng cây này để trị bệnh giun sán, sốt rét, nhuận trường, trợ tiêu hóa, kích thích thèm ăn, hạ sốt, hay trị vết hương khu vực (Ijeh & Ejike 2011). Ở vài vùng tại Nigeria, thân cây dùng làm thanh nhai làm sạch miệng, và trị một số bệnh răng (Ijeh & Ejike 2011). Ở Malawi và Uganda, nó dùng bởi các bà đỡ truyền thống đẩy nhau ra sau khi sinh, hỗ trợ co thắt tử cung sau khi sinh, kích thích có sữa, và trị xuất huyết sau thai sản (Kamatenesi- Mugisha 2004). Nghiên cứu cây nhiều tính chất dược này cũng nói là nó có nhiều tính chất dược liệu khách như chống ung thư (Izevbigie 2003; Khalafalla et al. 2009), chống vi khuẩn (Ibrahim et al. 2009), chống nhiễm độc gan (Arhoghro et al. 2009), chống oxy hóa (Adaramoye et al. 2008), điều tiết cholesteron (Ugwu et al. 2010), khuẩn độc cũng như ảnh hưởng của thực vật độc (Alabi et al. 2005). V. amygdalina chứa một lượng đáng kể các chất lipids (Eleyinmi et al. 2008), đạm cần thiết có nhiều acid amin (Eleyinmi et al. 2008), chất bột (Ejoh et al. 2007) và chất xơ (Eleyinmi et al. 2008). Nó cũng có nhiều tính chất đáng qúy như vitamin C và caroteinoids (Ejoh et al. 2007). Vôi, sắt, bồ tạt, mangan, đồng và cobalt cũng có một lượng đáng kể trong loài này (Eleyinmi et al. 2008).
- Một loạt các chất hóa thực vật oxalate, phytates và tannins cũng được báo cáo (Udensi et al. 2002; Ejoh et al. 2007; Eleyinmi et al. 2008) có trong lá cây V. amygdalina. Chất saponin nhóm Stigmastane- như vernoniosides A1, A2, A3 (Jisaka et al. 1992); A4, B2, B3 (Jisaka et al. 1993); C, D và E (Ohigashi 1994) cũng có trong lá. Saponin thuộc A-series làm cho lá có vị đắng của loài V. amygdalina. Các saponin steroidal khác cũng được xác định trong cây này (Igile et al. 1995). Sesquiterpene lactones là một nhóm hóa thực vật khác phát hiện có nhiều trong lá của loài này. Vài chất sesquiterpene lactones xác định được là vernolide, vernodalol (Erasto et al. 2006), vernolepin, vernodalin và hydroxyvernolide (Koshimizu et al. 1994). Igile et al. (1995) báo cáo sự hiện diện của flavonoids luteolin, luteolin 7- -β-glucoroniside và luteolin 7- -β-glucoside, trong lá của V. amygdalina. Các nhà nghiên cứu khác đã xác nhận sự hiện hữu của flavonoids trong cây này (Tonaet al. 2004). Các hóa thực vật khác có trong lá cây V. amygdalina là terpenes, coumarins, phenolic acids, lignans, xanthones và anthraquinones (Tona et al. 2004). Izevbigie (2003) báo cáo sự hiện diện của chất peptides sinh hoạt tố gọi là edotides trong lá của cây V. amygdalina.
- V. amygdalina là một loại rau xanh quan trọng tại Cameroon, nơi sản xuất 93,600 tấn lá cây cỏ năm 1999, 23% số này (21,549 tons) là từ cây lá đắng (Smith & Eyzaguirre 2007). Có phạm vi rất tốt để thương mại hóa loài này tại Ấn Độ làm nguồn bổ trợ sức khỏe do ảnh hưởng tốt của nó cho sức khỏe và cũng là loại dược thảo. Chúng tôi hi vọng có những nghiên cứu thêm hoạt chất sinh học của nó, việc trồng cây này, phát tán nó, nghiên cứu phân tử về cây V. amygdalina trong hoàn cảnh Ấn Độ.
7. Thành phần hoá học:
Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2, protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.
8. Tác dụng dược học:
- Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
- Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.
- Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.
- Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bảo vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.
Bài thuốc:
- Cách dùng cây mật gấu sắc nước uống hàng ngày: Việc sử dụng loại cây này đun nước dùng để uống hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe. Giúp thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt rất tốt khi uống giã rượu. Sau khi bạn rửa sạch cây mật gấu và cho vào sắc, đun sôi cây mật gấu với nước theo tỷ lệ 20g/1 lít nước trong vòng khoảng 15 phút rồi bắc xuống. Nước này có thể dùng được thay thế nước uống hàng ngày, không lo tác dụng phụ bạn nhé.
- Cách dùng cây mật gấu ngâm rượu thuốc: Cây mật gấu bạn đem rửa sạch, chẻ nhỏ vừa cỡ rồi phơi khô rồi cho vào ngâm cùng rượu trong bình. Sau khoảng 15 ngày thì màu rượu dần chuyển sang vàng và đậm lên theo thời gian. Thêm nữa, cũng tùy nồng độ mà người dùng có thể chọn uống trực tiếp hay pha thêm với rượu ở bên ngoài.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp