✴️ Vị thuốc từ Lợn

Nội dung

1.  Mô tả

Thân cỡ trung bình. Dáng vóc nặng nề. Đầu to, mõm hơi dài, đầu mõm ngắn, dẹt, tai to vểnh, cổ rộng. Lưng võng, bụng xệ, đuôi ngắn. Chân ngắn có móng, vú xếp thành hai hàng. Bộ lông thưa, cứng màu đen xám hoặc lang trắng đen.

Các giống lợn khác nhau rất nhiều về chất lượng sản phẩm, độ lớn và ngoại hình. Giống, địa phương có lợn cỏ, lợn ỉ, lợn lang hồng… Giống nhập nội là lợn Becsai, lợn đại bạch, lợn Duroc, lợn Edel… và nhiều giống lai khác.

2.  Phân bố, sinh thái

Lợn nhà có nguồn gốc từ lợn rừng. Nó là vật nuôi có mặt trên khắp thế giới, được thuần hoá từ thời kỳ đồ đá mới, khoảng 4900 – 4000 năm trước Công nguyên.

Ở Việt Nam, con lợn là một trong những loại gia súc gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân ở nông thôn trong cả nước. Thức ăn của lợn gồm các loại rau, bèo, củ, thân cây chuối, cám bã. Lợn được nuôi ở chuồng là chủ yếu, đôi khi thả rông ở miền núi cao.

3. Bộ phận dùng

Thịt lợn (trư nhục), mật lợn (trư dởm), móng giò lợn (trư đề), gan lợn (trư can) và nhiều bộ phận khác như mỡ lợn (trư cao), dạ dày lợn (trư vị), bầu dục lợn (trư thận), răng lợn (trư nha), phổi lợn (trư phế), bong bóng lợn (trư bàng quang), ruột già lợn (trư dại trường), tuỷ lợn (trư tuỷ).

Cách chế biến mật lợn : Mật lợn ít được dùng tươi vì rất đắng, khó uống và không để được lâu. Thường người ta cắt túi mật, hứng nước mật vào một bát to đã khử khuẩn. Lọc, đun cách thuỷ, vừa đun vừa khuấy đều đến khi nghiêng bát mà không thấy chảy là được cao đặc (cao có màu vàng hơi xanh). Hoặc nhỏ từ từ dung dịch phèn chua bão hoà vào nước mật đến khi hết kết tủa. Lọc đổ lấy tủa. Rửa tủa bằng nước cất để loại phèn thừa. Đựng tủa trong một đĩa men, cho vào tủ sấy ở nhiệt độ dưới 70°C đến khi khô. Tán thành bột sẽ được cao khô.

4. Thành phần hoá học

  • Thịt lợn chứa 19 % protid, 7 % lipiđ, 6,7 mg % Ca, 190 mg % P, 22 Mg % Mg, 0,96 mg % Fe; các vitamin E (0,1 mg %), vitamin B[ (0,9 mg %j, vitamin B2 (0,18 mg %), vitamin pp (4,4 mg %), vitamin B6 (0,52 mg %), vitamin D (0,6 mg %), acid folic (8 meg %), vitamin B12 (0,81 meg %), 70 mg % cholesterol (Viện Dinh dưỡng).
  • Mật lợn có các muối cholat như hydrodcoxvcholat, glucocholat, taurocholat, chất cholesterol và một số sắc tố mật như bilirubin.
  • Chân giò lợn: 22,9 % protid, 12,8 % lipid, 24 mg % Ca, 106 mg % p, 12 mg % Mg, 2,1 mg % Fe; các vitamin B1 (0,013 mg %), vitamin B2 (0,065 mg %), vitamin pp (1,6 mg %), vitamin B6 (0,32 mg %) (Viện Dinh dưỡng).
  • Gan lợn: 19,8 % protiđ, 3,6 % lipid, vitamin A (3304 meg %) và vitamin B1, B2, pp…
  • Bầu dục lợn: 16 % protid, 3,1 % lipid…
  • Móng giò lợn: 7 acid amin cần thiết và 9 acid amin khác. Các nguyên tố vô cơ là Mg, Na, Ca, Fe, Zn, Al…

5. Tính vị, công năng

  • Thịt lợn có vị mặn, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận, tiêu thũng.
  • Mật lợn có vị đắng, mùi tanh, tính lạnh, không độc, có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, kích thích tiêu hoá và bài tiết mật, sát khuẩn và thông đại tiện.
  • Chân giò lợn có vị mặn, tính bình, làm tăng tiết sữa.
  • Gan lợn có vị đắng, hơi mặn, tính hơi ấm, có tác dụng bình can, làm sáng mắt.
  • Bầu dục lợn (cật lợn) có vị mặn, tính lạnh, có tác dụng bổ khí, lợi bàng quang, giảm đau.
  • Phổi lợn có vị nhạt, tính lạnh, có tác dụng mát phổi, giảm ho, trừ đờm.
  • Bong bóng lợn có vị ngọt, mặn, tính lạnh, có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết sữa.
  • Ruột già lợn có vị ngọt, nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng bổ hạ, tiêu viêm.
  • Tuỷ lợn có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng bổ âm, ích tuỷ.

6. Công dụng

  • Lợn có giá trị dinh dưỡng cao, không những được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thực phẩm mà còn thông dụng cả trong y học.
  • Thịt lợn nạc giã nhuyễn, nặn viên, rồi nấu với rau ngót thành món ăn – vị thuốc cổ truyền và phổ biến để bồi dưỡng sức khoẻ cho những người đang chữa bệnh, người mới ốm khỏi, phụ nữ mới đẻ và người già yếu. Dùng ngoài, lấy một miếng thịt lợn nạc để sống, thái mỏng, đắp vào vết thương đang chảy máu, máu sẽ cầm lại ngay.
  • Mật lợn được dùng phổ biến trong y học hiện đại và y học cổ truyền. Y học cổ truyền dùng mật lợn để chữa đau bụng, dau dạ dày, ho, ho gà, hen, viêm đại tràng, vàng da, sỏi mật. Dùng cao mật đặc với liều 0,5 – 2 g một ngày. Cao mật khô được bào chế và sử dụng dưới hai dạng sau :
  1. Sirô mật lợn ( chữa ho gà) : Tán mịn cao mật khô, trộn với sirô với tỷ lệ 1 mi sirô chứa 20 mg cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần nửa thìa cà phê cho trẻ dưới 1 tuổi; 1-2 tuổi, 1 thìa; 3 tuổi, 1 thìa rưỡi; hơn 3 tuổi, 2 thìa.
  2. Viên mật lợn (trị táo bón) : Bột cao mật khô trộn với tá dược làm thành viên 0,1 g. Người lớn, mỗi ngày uống 6-12 viên chia làm hai lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu táo bón nhiều, có thể dùng ngày đầu 20 viên rồi giảm dần. Xí nghiệp dược phẩm I đã bào chế viên lô đảm gồm cao mật lợn (0,5 g), lô hội (0,08 g), phenolphtalein (0,05 g) để chữa táo bón, suy gan, nhiễm khuẩn đường ruột. Ngày 2 lần, mỗi lần 2-4 viên, uống sau bữa ăn.
  •   Viện Y học cổ truyền dùng cao mật lợn chữa hen suyễn. Mật lợn uống với hạt vừng đen lại làm tăng tác dụng nhuận tràng.
  • Dùng ngoài, nước mật lợn để nguyên hoặc cô đặc phối hợp với hoàng bá, bôi chữa bỏng (Nam dược thần hiệu); với nghệ vàng hoặc gừng tươi, bôi chữa chốc đầu, nhọt độc; với cao đặc hành tươi, tỏi, lá trầu không và lá ớt chữa vết thương phần mềm, bỏng; với củ sả, hạt muồng trị rắn cắn; với ít giấm đem thụt vào hậu môn làm thông đại tiện.
  • Chân giò lợn là thuốc đặc hiệu cho phụ nữ mới đẻ thiếu sữa cho con bú. Chân giò lợn (1 cái) hoặc móng giò lợn (2 – 3 cái) nấu chín nhừ vói lõi thông thảo (10 – 20 g) và gạo nếp (30 – 50 g) thành cháo, ăn trong một ngày. Nhiều người còn gia thêm lá sung có tật (100 g), quả mít non (50 g), đu đủ non (50 g), hạt mùi (5 g). Hoặc móng giò lợn (2 cái), đảng sâm (16 g), hoàng kỳ (12 g), mộc thông (10 g), đương quy (8 g), mạch môn (8 g), cát cánh (6 g), thông thảo (6 g). Tất cả thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Đàn bà có thai không được dùng. Riêng móng giò lợn đốt cháy, tán nhỏ, uống với sữa người lại chữa trẻ em nóng sốt cao.
  • Gan lợn : Chữa viêm gan. Gan lợn (100 g) băm nhỏ với cả cây chó đẻ (20 g), nấu nhiều lần, lấy nước đặc uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Có người còn thêm vài lát dứa (Kinh nghiệm của tỉnh Hội Y học dân tộc Đà Nẵng). Hoặc gan lợn (100 g), đậu đò (100 g), hoàng tinh (50 g), nấu cháo ăn lúc nóng.
  • Bầu dục lợn: Chữa thận hư, đau lưng, chân tay nhức mỏi. Bầu dục lợn (2 cái) khía đôi, cho bột đỗ trọng (20 g) và ít muối vào trong, ninh thật nhừ, ăn cả cái lẫn nước vào lúc đói. Người ta cho rằng bầu dục lợn cũng có tác dụng kích dục như dâm dương hoắc.
  • Răng lợn: Chữa trẻ em lên cơn giật, nghiến răng, trợn mắt. Răng lợn đốt cháy (12 g), kinh giới (40 g), câu đằng (12 g), toàn yết (12 g), thuyền thoái (8 g), phèn phi (8 g). Toàn yết bỏ đầu, rút ruột, tẩm rượu, sao giòn, tán bột. Các dược liệu khác sấy khô, tán bột. Trộn hai bột, tán lại, rây thật mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Trẻ em dưới 5 tháng tuổi, mỗi lần uống một viên; 5 tháng đến dưới 1 năm, mỗi lần 2 viên; trên 1 năm, mỗi lần 3 viên; 2 năm, mỗi lần 5 viên. Chiêu thuốc với nước trúc lịch. Ngày 2-3 lần. (Kinh nghiệm của ông Phan Khắc Định – Thanh Hoá).
  • Các bộ phận khác: Bong bóng lợn nấu nhừ với lá đinh lăng và gạo nếp thành cháo ăn làm thuốc tăng tiết sữa. Phổi lợn (2-3 lạng) xào chín với lá xương sông (1-2 lạng) chữa viêm phế quản (Kinh nghiệm của ông Nguyễn Kiên – Quảng Ninh). Ruột già lợn (2 – 3 lạng) ninh vối hạt sen, ăn cả cái lẫn nước chữa viêm ruột mạn tính hoặc nấu với cả cây củ gió đất chữa trĩ. Tuỷ lợn (80 g, sấy khô), ý dĩ (80 g), cát căn (80 g), hoài sơn (120 g). Tất cả tán bột, rây mịn. Ngày uống 20 – 40 g chữa đái đường. Mỡ lợn rán thành mỡ nước bôi chữa bỏng. Mỡ lợn trộn với bột hạt lai (đốt thành than), đắp chữa chốc. Mỡ lợn còn là một tá dược phổ biến trong các dạng thuốc mỡ dùng bôi ngoài theo kinh nghiêm dân gian. Dạ dày lợn (1 cái) nhồi hạt sen, nấu chín ăn hoặc nấu cho thật nhừ, giã nát, trộn với hồ làm viên bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 50 viên với nước ấm vào lúc đói, trị đái nhắt (Nam dược thần hiệu). Da lợn tươi cũng đã được các bác sĩ ở Trường đại học tổng hợp Hồng Kông dùng để che phủ tạm thời các vết bỏng cho đến khi tổ chức da của vết thương phát triển trở lại. Họ cho biết da lợn tươi có tác dụng như một lớp áo bọc vết thương rất tốt. Khoa phẫu thuật của trường đã bảo quản bằng cách ướp lạnh và diệt khuẩn bằng tia gamma những mảnh da lợn để điều trị bỏng khi cần thiết. Vết thương được điều trị bằng da lợn không bị nhiễm trùng, không có phản ứng miễn dịch và mau lành.
  • Theo tài liệu nước ngoài, các nhà khoa học thấy rằng những người dân ở đảo Ocinava, phía nam Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (nữ là 84,47%, nam là 76,67%), vì khẩu phần ăn hàng ngày của họ có tỷ lệ thịt lợn cao. Họ cho rằng tất cả các bộ phận của con lợn đều rất tốt cho cơ thể con người và khẳng định rằng thịt lợn đã loại hết mỡ có ưu điểm hơn các loại thịt động vật khác ở chồ chứa ít cholesterol nhất và rất giàu vitamin BI là loại vitamin đóng vai trò chủ vếu trong quá trình trao đổi chất.
  • Ở Trung Quốc, nhiều dạng thuốc và dạng thức ăn – vị thuốc có các bộ phận của lợn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian gia truyền:
  1. Mật lợn và mật ong (lượng bằng nhau) trộn đều, đun sôi, cô đặc thành cao. Ngày uống hai lần, mồi lần một thìa canh. Chữa viêm túi mật. Hoặc mật lợn (4 cái), bột đậu xanh (500 g) làm thành thuốc viên. Mỗi lần uống 6 – 9g, ngày 3 lần. Chữa xơ gan.
  2. Dạ dày lợn (1 cái) làm sạch, cho 15g hồ tiêu trắng đã nghiền nhỏ vào trong. Ninh nhừ bằng lửa nhỏ. Ăn nóng. Cách 3 ngày, ăn một lần. Chữa đau dạ dày dạng hàn. Nếu thái nhỏ dạ dày, nấu với củ mã thầy, ăn lại chữa vàng da.
  3. Bầu dục lợn (1 quả) thái nhỏ, trộn với bột cốt toái bổ, xào chín, ăn nóng. Chữa tiêu chảy cấp tính. Nếu xào với lá hẹ (100 g) rồi nấu canh ăn, lại chữa đau lưng do thận hư, tai ù, nghễnh ngãng.
  4. Gan lợn (10 g) thái miếng nấu với lá dâu (15 g) thành canh, ăn cả cái lẫn nước. Chữa viêm giác mạc, đau mắt. Gan lợn (30 g) nấu với vỏ dưa hấu (100 g) ăn chữa xơ gan.
  5. Phổi lợn (200 g) rửa sạch, thái nhỏ, bóp cho hết bọt nước, nấu với rau diếp cá (60 g). Ăn cái, uống nước. Chữa viêm khí quản mạn tính; nếu nấu với ý dĩ (100 g) lại chữa ho, đau vùng ngực, khó thở.
  6. Bàng quang lợn (1 cái) làm sạch, ninh nhừ với phá cố chỉ (15 g). Ăn trước khi đi ngủ. Cách một ngày, ăn một lần. Chữa đái đêm nhiều.
  7. Óc lợn (1 bộ), hoài sơn (30 g), câu kỳ tử (10 g) sắc với 200 ml nước, còn 50 ml uống làm một lần trong ngày. Chữa thần kinh suy nhược, váng đầu, hoa mắt. –
  8.  Xương sống lợn (100 g) rửa sạch, chặt nhỏ, nấu với gạo nếp (150 g) thành cháo, thêm gia vị, ăn trong ngày. Thuốc làm da mặt trơn bóng, hồng hào.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top