Bệnh trĩ (hemorrhoids) là tình trạng giãn tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng, dẫn đến hình thành các búi trĩ. Bệnh được chia thành hai nhóm chính:
Trĩ nội: Hình thành bên trong ống hậu môn, thường không gây đau nhưng có thể gây chảy máu khi đại tiện.
Trĩ ngoại: Hình thành ở ngoài rìa hậu môn, dễ gây đau, sưng, ngứa và khó chịu, đặc biệt khi có huyết khối.
Các yếu tố chính làm tăng áp lực tĩnh mạch vùng hậu môn và góp phần hình thành trĩ bao gồm:
Rặn mạnh khi đại tiện (do táo bón)
Ngồi lâu trên bồn cầu
Tiêu chảy mạn tính
Mang vác vật nặng
Mang thai
Tuổi cao (mô nâng đỡ tĩnh mạch yếu đi theo thời gian)
Chảy máu hậu môn (thường sau khi đi ngoài, máu đỏ tươi)
Đau, sưng hoặc cảm giác cộm tại hậu môn
Ngứa rát vùng quanh hậu môn
Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn (có thể tự co hoặc không)
Trong trường hợp trĩ ngoại huyết khối: đau dữ dội, sưng tím
4.1. Biện pháp điều trị tại chỗ
Thuốc bôi hậu môn: Các chế phẩm không kê đơn chứa hydrocortison, lidocain hoặc các chất gây tê tại chỗ giúp giảm ngứa và đau.
Lưu ý: Không sử dụng kéo dài > 7 ngày do nguy cơ gây teo da vùng hậu môn.
4.2. Thuốc giảm đau
Paracetamol, ibuprofen hoặc aspirin có thể được dùng ngắn hạn để kiểm soát đau và viêm.
4.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống
Tăng cường chất xơ: Dùng rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám hoặc bổ sung chất xơ (psyllium, methylcellulose).
Uống đủ nước: 1,5 – 2 lít mỗi ngày để làm mềm phân.
Tránh rặn khi đại tiện, không ngồi lâu trên bồn cầu.
Tăng cường vận động: Tránh ngồi hoặc đứng lâu; khuyến khích đi bộ, tập yoga nhẹ nhàng.
4.4. Các biện pháp hỗ trợ tại nhà
Chườm lạnh: Chườm đá vùng hậu môn 10 phút/lần, tối đa 3 lần/ngày.
Ngâm hậu môn nước ấm: 2–3 lần/ngày, mỗi lần 10–15 phút giúp giảm co thắt cơ vòng và kích ứng.
5.1. Lấy huyết khối búi trĩ ngoại
Chỉ định khi trĩ ngoại huyết khối đau dữ dội, thực hiện trong vòng 48 giờ đầu.
Thủ thuật nhỏ, thực hiện dưới gây tê tại chỗ tại phòng khám chuyên khoa.
5.2. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su
Dành cho trĩ nội độ I–III.
Không cần gây mê; vòng cao su thắt vào gốc búi trĩ gây hoại tử và rụng sau 5–7 ngày.
Biến chứng hiếm: đau, nhiễm trùng, chảy máu muộn.
5.3. Phẫu thuật cắt trĩ
Chỉ định trong các trường hợp:
Trĩ độ IV
Không đáp ứng với điều trị bảo tồn
Trĩ có biến chứng nặng
Nhược điểm: đau sau mổ, thời gian hồi phục kéo dài
5.4. Ghim trĩ (PPH - procedure for prolapse and hemorrhoids)
Phù hợp với trĩ nội sa độ III–IV.
Ít đau hơn so với phẫu thuật cắt trĩ nhưng có tỷ lệ tái phát cao hơn.
Không khuyến cáo trong các trường hợp có quan hệ hậu môn do nguy cơ tổn thương vùng khâu ghim.
Triệu chứng không cải thiện sau 7 ngày điều trị tại nhà
Chảy máu hậu môn kéo dài hoặc lượng máu nhiều
Đau hậu môn dữ dội, sưng nề nghi ngờ trĩ huyết khối
Có thay đổi bất thường trong thói quen đại tiện (thay đổi hình dạng phân, tiêu phân đen, lỏng kéo dài)
Lo lắng về các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng
Lưu ý: Chảy máu trực tràng không đặc hiệu cho trĩ. Cần tầm soát ung thư đại – trực tràng ở người ≥ 50 tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ (gia đình có người mắc ung thư, bệnh lý đại tràng mạn tính).