✴️ Sỏi niệu đạo – Biểu hiện, nguyên nhân và biện pháp điều trị

Nội dung

1. Nguyên nhân gây nên sỏi niệu đạo

– Sỏi niệu đạo hình thành do các tinh thể cứng có thành phần muối và khoáng chất lắng đọng ngay trong niệu đạo.

– Hoặc sỏi từ bàng quang đi ra ngoài qua niệu quản, nếu sỏi có kích thước lớn, gồ ghề sẽ bị mắc kẹt ở niệu đạo phải cấp cứu vì không thể đi tiểu được, đồng thời rất khó chịu, đau đớn.

– Viêm, hẹp hoặc dính bao quy đầu khiến nước tiểu bị ứ đọng lại gây nên sỏi ở niệu đạo.

Sỏi kẹt ở niệu đạo phần lớn xảy ra ở nam giới, vì niệu đạo của nam giới dài hơn so với nữ giới, sỏi khó thoát ra ngoài theo dòng nước tiểu. Ở nữ giới nếu có túi thừa trong niệu đạo cũng có thể bị sỏi niệu đạo.

Nguyên nhân hình thành sỏi niệu đạo

Sỏi kẹt ở niệu đạo phần lớn xảy ra ở nam giới, vì niệu đạo của nam giới dài hơn so với nữ giới, sỏi khó thoát ra ngoài theo dòng nước tiểu (ảnh minh họa)

 

2. Dấu hiệu của sỏi niệu đạo

Với những sỏi nhỏ sẽ không gây ra triệu chứng gì, khi sỏi đủ lớn, chúng sẽ xuất hiện với những dấu hiệu rõ ràng như:

2.1. Đau

Sỏi ở niệu đạo gây đau ở tầng sinh môn, dương vật đau rát, có thể xuất hiện những cơn đau quặn thận do bí tiểu hoàn toàn.

2.2. Tiểu ra máu

Sỏi niệu đạo có thể dẫn đến tiểu ra máu ở đầu bãi, khi bắt đầu tiểu.

2.3. Rối loạn tiểu tiện

Sỏi ở niệu đạo gây bí tiểu, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, sờ nắn dọc theo niệu đạo có thể thấy sỏi.

Biểu hiện của sỏi niệu đạo

Sỏi niệu đạo có thể gây đau ở tầng sinh môn, dương vật đau rát, đau quặn thận do bí tiểu (ảnh minh họa)

 

3. Cách xử trí khi bị sỏi niệu quản

Tùy từng trường hợp cụ thể mà dùng một hay nhiều biện pháp điều trị như: uống các thuốc để đẩy sỏi ra ngoài. Ngoài ra sử dụng các biện pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ, tán sỏi quan da đường hầm bằng laser, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser…

Ngoài ra có thể phòng ngừa sỏi niệu đạo bằng cách:

3.1. Uống đủ nước

Phòng bệnh bằng các biện pháp như uống đủ nước nhất là khi thời tiết quá nóng bức hoặc làm việc nặng trong môi trường có nhiệt độ cao

3.2. Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài

Vệ sinh bộ phận sinh dục nhằm phòng tránh và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

3.3. Chế độ ăn uống hợp lý

Ăn uống hợp lý, không ăn các thực phẩm chứa quá nhiều canxi, muối, đường… các chất có thể gây nên sỏi.

3.4. Luyện tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục, thể thao để tránh việc lắng đọng gây sỏi.

3.5. Khám sức khỏe định kỳ

Sỏi đường tiết niệu nói chung và sỏi niệu đạo nói riêng có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của thận. Vì vậy, cần chủ động phòng ngừa và kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm sỏi để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh để quá muộn gây biến chứng nặng nề.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top