✴️ Tổng quan về bệnh đục thủy tinh thể và phương pháp mổ Phaco

Nội dung

Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể là một bộ phận của nhãn cầu, là một thấu kính 2 mặt lồi, trong suốt, dày 4 mm và rộng 9 mm, được bao bởi một màng bán thấm đối với nước và chất điện giải. Thủy tinh thể có chức năng điều tiết để vật thể bên ngoài mắt dù gần hay xa cũng đều có ảnh xuất hiện trên võng mạc. Thủy tinh thể bị đục cũng giống như tấm kính bị mờ không nhìn rõ được bên ngoài. Nếu bị đục hoàn toàn, hình ảnh sẽ không vào được võng mạc, gây mù.

Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam, thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng. Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là thiếu oxy, tăng lượng nước, giảm protein. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu, trường quay phim, đèn cao áp...),

  • Tiếp xúc với virus, vi trùng, chất độc của môi trường, khói (thuốc lá, máy xe, nhà máy...).

Sự tiếp xúc này sẽ làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein và dẫn đến đục. Chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể. Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh. Người bị đục thủy tinh thể có khuynh hướng thiếu vitamin C, đồng, mangan, kẽm. Beta-carotene giúp “dọn dẹp” tốt các gốc tự do - một tác nhân gây tổn hại mắt, bảo vệ mắt không bị những tổn thương liên quan đến ánh sáng. Còn taurin là một acid amin chính trong thủy tinh thể, có khả năng làm chậm sự khởi phát của bệnh.

mổ phaco đục thủy tinh thể

Các triệu chứng của đục thủy tinh thể

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể bao gồm:

  • Mờ mắt, thị lực giảm sút

  • Tầm nhìn giảm vào ban đêm.

  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng và độ chói.

  • Nhìn thấy "hào quang" xung quanh đèn.

  • Nhìn đôi.

Ban đầu, đục trong tầm nhìn gây ra do đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến chỉ một phần nhỏ ống kính của mắt và có thể không biết về bất kỳ mất thị lực. Như đục thủy tinh thể lớn hơn, u ám nhiều ống kính và làm biến dạng ánh sáng đi qua ống kính. Điều này có thể dẫn đến xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng.

Hẹn khám mắt nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi trong tầm nhìn. Nếu phát triển tầm nhìn thay đổi đột ngột, chẳng hạn như tầm nhìn đôi hoặc vết mờ, gặp bác sĩ ngay.

Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể

Bệnh nhân cần được khám chuyên khoa mắt để xác định chẩn đoán và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Các xét nghiệm chuẩn bị cho cuộc mổ và các xét nghiệm đánh giá chức năng của mắt như:

  • Đo thị lực,
  • Nhãn áp,
  • Điện võng mạc.

Siêu âm mắt là một kỹ thuật không thể thiếu giúp chẩn đoán và tiên lượng kết quả phẫu thuật. Trong giai đoạn sớm, khi sự sụt giảm thị lực chưa ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống thì người bệnh có thể đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng, hoặc thay đổi độ kính. Nhưng các biện pháp trên chỉ là tạm thời. Khi mắt mờ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì cần phải phẫu thuật thay thủy tinh thể.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể được thực hiện khi thị lực giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.Có 2 phẫu thuật đang được áp dụng trong lâm sàng nhãn khoa ở Việt Nam và trên thế giới đó là phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể ngoài bao, đặt thuỷ tinh thể nhân tạo và phẫu thuật tán nhuyễn thuỷ tinh thể bằng siêu âm, đặt thuỷ tinh thể nhân tạo.

Kỹ thuật tiến bộ nhất là phẫu thuật phaco phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể bằng máy, sau đó hút ra và thay thế thủy tinh thể nhân tạo. Thị lực người bệnh phục hồi tốt trong thời gian ngắn, mắt trở nên sáng và bệnh nhân không cần đeo kính độ cao trên 10D như phương pháp mổ lấy thủy tinh thể thông thường trước đây.

Để hạn chế các biến chứng sau mổ, hiện nay, người ta làm phẫu thuật cắt bao sau và cắt dịch kính ngay sau khi đặt thuỷ tinh thể nhân tạo. Đa số người bệnh lại đến bệnh viện khi ở giai đoạn muộn, rất khó phục hồi thị lực. Nhất là ở những trường hợp mà các dây thần kinh thị giác (nhiệm vụ cung cấp thông tin nhìn thấy đến não) có thể đã bị phá huỷ hoàn toàn, gây mù vĩnh viễn hoặc nếu điều trị được cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nên tăng cường kiểm tra mắt định kỳ nhất là với người cao tuổi để hạn chế các biến chứng, bảo vệ chức năng thị giác và giảm thiểu tỷ lệ mù lòa.

Phẫu thuật phaco thay thế thủy tinh nhân tạo

Phaco là viết tắt của từ phacoemulcification (phẫu thuật tán thủy tinh thể bằng sóng siêu âm) nhằm điều trị bệnh đục thủy tinh thể .Từ khi phẫu thuật đục thủy tinh thể ra đời đã khắc phục đáng kể tình trạng mù lòa của bệnh nhân. Ban đầu phẫu thuật đục thủy tinh thể là phẫu thuật trong bao không đặt thủy tinh thể nhân tạo, thị lực của bệnh nhân có cải thiện nhưng rất thấp. Sau phẫu thuật bệnh nhân phải đeo một kính gọng rất dày để nhìn xa rõ hơn. Về sau là phẫu thuật thủy tinh thể ngoài bao có đặt thủy tinh thể nhân tạo giúp cải thiện rất tốt về thị lực. Tuy nhiên, thời gian phẫu thuật lâu, thời gian hồi phục sau mổ kéo dài và có nhiều biến chứng.

Gần đây với phẫu thuật phaco, dùng sóng siêu âm tán nhuyễn nhân thủy tinh thể và hút nhân ra ngoài qua một đầu phaco đặt qua một đường mổ nhỏ tại rìa giác mạc với đường kính khoảng 2mm - 3mm. Thời gian phẫu thuật ngắn khoảng 5-10 phút cho một mắt, giúp thị lực phục hồi nhanh sau mổ, bệnh nhân có thể nhìn rõ ngay ngày hôm sau, giảm tối đa những biến chứng trong và sau mổ, mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân. Phương pháp phẫu thuật phaco được áp dụng thực hiện trên những bệnh nhân bị đục thủy tinh thể và không có bệnh toàn thân cấp tính, không có các viêm nhiễm cấp tính tại mắt.

Lưu ý đối với bệnh nhân được chẩn đoán đục thủy tinh thể:

  • Cần khám và theo dõi định kỳ ngay từ giai đoạn đầu 3 tháng/ lần.

  • Khi bệnh nhân đục thủy tinh thể đã có chỉ định mổ thì nên mổ càng sớm càng tốt.

  • Các bệnh nhân đục thủy tinh thể có bệnh lý nội khoa kèm theo (đái tháo đường, cao huyết áp,…) nên phẫu thuật sớm để thuận lợi cho việc chăm sóc mắt và điều trị các biến chứng của bệnh nội khoa tại mắt.

Việc phẫu thuật đúng thời điểm rất quan trọng giúp thị lực phục hồi sớm , phẫu thuật an toàn, ít biến chứng.

 

Xem thêm: BS chuyên khoa tư vấn mổ Phaco

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top