1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Rau bợ nước phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Châu Á, cây có ở hầu hết các nước ở vùng Nam Á, Đông – Nam Á và Trung Quốc.
Ở Việt Nam, rau bợ nước phân bố từ vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi; độ cao phân bố đến 1000m. Cây ưa sáng, sống ở môi trường nước nông, phần thân rễ và rễ ngập trong bùn, lá vượt lên khỏi mặt nước. Thường gặp ở ruộng lúa nước, bờ kênh mương nơi sát mép nước hay ở các vũng lầy. Tái sinh tự nhiên bằng bào tử; khả năng mọc chổi nhánh từ thân rễ khỏe, tạo thành hệ thống thân rễ dày đặc dưới mặt ruộng. Rau bợ nước được coi là loài cỏ dại ở ruộng lúa, nhất là trong vụ lúa xuân – hè.
3. Bộ phận dùng
Toàn cây, thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi sây khô.
4. Thành phần hóa học
Rau bợ nước chứa 84,2% nước, 4,6% Protid, 1,6 Glucid, 0,72mg% Caroten, 76 mg% Vitamin c. Ngoài ra, còn Cyclaudenol (theo Đỗ Tất Lợi – 1999). Rau bợ nước là nguồn rau chứa protein và acid nucleic (CA.,119, 1993. 202 170s). Chuỗi nucleotid có 5,8S rRNA, được xác định gồm 155 nucleotid và dược chiết xuất bằng phenol nóng ở pH = 5,1, rồi điện di trên .gel polyacrylamid. Không có các đơn vị pseudouridin trong phân tử. (Meleksovets Y. u. F, CA., 111, 1989, 169533 x).
5. Tác dụng dược lý
Tác dụng lợi tiểu: Dịch rau bợ nước phơi khô chiết bằng nước 1:2 (1g dược liệu cô lấy 2 ml dịch chiết) cho chuột cống trắng uống với liều 4 ml/100g. Ở lô đối chứng, thay dịch chiết bằng nước với cùng thể tích. Thuốc làm tăng 20% lượng nước tiểu so với lô đối chứng. Phân tích thấy trong dịch chiết, hàm lượng K+ là 287, Na+ là 28 và Ca2+ là 4 mEq/1 và tác dụng lợi tiểu của rau bợ nước một phần do lượng K+ cao này.
6. Tính vị, công năng
Rau bợ nước có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan, sáng mắt, trấn tĩnh.
7. Công dụng
Rau bợ nước thường được dùng làm rau ăn sống xào, luộc hoặc nấu canh.
Về mặt thuốc, rau bợ nước chữa viêm thân phù sỏi tiết niệu, đái ra máu, đái đưòng, bệnh về thần kinh như suy nhược thần kinh, động kinh, điên cuồng sốt cao, các chứng sưng đau như viêm gan, viêm kết mac viêm lợi, đau răng, đinh nhọt, sưng vú, tắc tia sữa Còn chữa khí hư, bạch đới và rắn độc cắn. Ngày 20 – 30g cây tươi, phơi khô, sao vàng, sắc uống.
8. Bài thuốc có rau bợ nước
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh