1. Thông tin khoa học
2. Mô tả
Xem thêm: Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu của thân và lá cây tầm gửi cây gạo (Taxillus chinensis)
3. Phân bố
Cây tầm gửi gạo phân bố ở khắp các tỉnh trên cả nước, từ đồng bằng đến trung du miền núi. Cây thường mọc, ăn bám trên những cây gỗ lớn như: Cây đa, cây gạo và cây gỗ nhỏ như cây Dâu (Tầm gửi dâu rất quý và hiếm). Ở đây chúng ta đang tìm hiểu về tầm gửi trên cây gạo.
4. Cách trồng và thu hái
5. Bộ phận dùng
Toàn cây gồm: Thân, lá và cành nhỏ đều được dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm những lá to và dầy, không mục nát thì tốt hơn những lá mỏng, nhỏ.
6. Thành phần hoá học:
7. Tính vị , tác dụng:
Tầm gửi gạo có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao.
8. Công dụng
Theo y học cổ truyền, mỗi loại tầm gửi lại có một công dụng khác nhau. Loại được đánh giá cao trong các loại cây tầm gửi là tầm gửi mọc trên cây gạo tía. Có một thời gian, tầm gửi gạo còn được ví như cây bách bệnh vì tác dụng điều trị được nhiều chứng bệnh của vị thuốc này. Tầm gửi gạo có các tác dụng chính như sau:
9 . Minh chứng – Nghiên cứu khoa học cây Tầm gửi gạo
Nghiên cứu của Vũ Xuân Giang (2014) đã xác định được trong dịch chiết ethanol của Tầm gửi gạo có chứa những hoạt chất có tác dụng sinh học như trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron. Đa số các thành phần này đều có tác dụng chống oxy hóa, bẫy gốc tự do, bảo vệ màng tế bào. Đặc biệt, catechin là một hợp chất phenol có nhiều trong chè xanh, có tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Một số nghiên cứu cho thấy catechin còn có tác dụng ngăn hình thành sỏi canxi, có thể được dùng để điều trị sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang. Cao lỏng Tầm gửi gạo còn thể hiện tác dụng chống oxy hóa thông qua làm giảm hàm lượng malonyl dialdehyd (MDA) dịch đồng thể gan. Trên mô hình gây phù nề thì nhận thấy cao lỏng Tầm gửi gạo có tác dụng chống viêm cấp. Tác dụng chống viêm của Tầm gửi gạo liều 20g/kg tương đương với tác dụng của aspirin liều 150 mg/kg. Những nghiên cứu này đã phần nào chứng minh cách sử dụng Tầm gửi gạo theo kinh nghiệm dân gian dùng để bổ can thận, chữa phong thấp, đau nhức là có cơ sở.
Bo Ding và cs (2013) phân lập 4 dẫn chất hemiterpenoid, taxilluside A-D từ thân và lá tầm gửi. Trong số các chất này, chất C và D có tác dụng ức chế tăng nồng độ calci trong cơ tim.
Lin Zhang và cs (2013) chiết polysaccharide bằng nước nóng từ gốc tầm gửi, sau đó phân tách tiếp thu được các phân đoạn TCP1-3. Phân tích cấu trúc cho thấy thành phần đường của nó gồm fructose, glucose, xylose, arbinose và rhamnose. Đây là một polysaccharide gắn với protein. Các phân đoạn TCP2, 3 có hoạt tính chống oxy hóa rõ rệt và cũng có tác dụng điều hòa miễn dịch.
10. Bài thuốc có Tầm gửi gạo
Chữa viêm cầu thận, sỏi bàng quang, sỏi thận: Tầm gửi gạo 15g, kim tiền thảo, rễ cỏ tranh, thổ phục linh, cây mã đề mỗi loại 10g. Đem các nguyên liệu này sắc cùng với 1,5 lít nước rồi uống hàng ngày.
Đây là bài thuốc có tác dụng giúp độc tố, cặn bã trong thận được đào thải ra bên ngoài tốt hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh