✴️ Vị thuốc Tàm sa

A. Nguồn gốc và tính chất

  • Tàm sa là phân tằm phơi khô. Tất cả những nơi nuôi tằm đều có thể có phân tằm. Thường thu thập phân tằm vào hai mùa xuân hạ. Sau khi lấy phân tằm, loại bỏ những lá tằm chưa ăn, các tạp chất, rồi phơi khô là được.
  • Phân tằm là những thỏi nhỏ dài chừng 3mm, đường kính 2-3mm, màu nâu đen, mặt không nhẵn, chất cứng nhưng dòn, hơi có mùi hôi.

B. Thành phần hóa bọc

  • Trong tàm sa có vitamin A và B (theo Dược tài học-Bắc Kinh, 1960). Các tác giả nói trong tàm sa có 83,77-90,44% chất hữu cơ, độ tro 9,56-16,23%, nitơ toàn phần 1,91-3,60%.
  • Trong phần chất hữu cơ có protit và clorophyl, ngoài ra còn có kích thích tố thực vật heterauxin và histiđin.

Thành phần hóa bọc

C. Công dụng và liều dùng

  • Phân tằm hay tàm sa là một vị thuốc chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc trừ phong thấp, hóa huyết ứ, chữa mắt đau đỏ, chân tay tê dại.
  • Tính chất phân tằm ghi trong các sách cổ là vị ngọt, cay, tính ôn, không độc, vào 3 kinh can, tỳ, vị, có tác dụng khứ phong táo thấp, dùng chữa phong thấp, khớp đau, ngoài đau tê, lưng, chân lạnh đau, phàm những người không phải tê thấp mà có huyết nóng thì không được dùng. Ngày dùng 6-12g, có khi dùng tới 30g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc viên. Dùng ngoài không kể liều lượng.

D. Đơn thuốc có tàm sa

  1. Chữa bán thân bất toại: 2 bát tàm sa đựng vào 2 cái túi sao nóng để thay đổi chườm vào chỗ đau tê. Đồng thời nấu cháo gạo nếp với quả cật của dê, mỗi ngày 1 quả cật. Dùng trong vòng 10 ngày.

  2. Chữa băng huyết: Tàm sa sao vàng tán nhỏ uống mỗi ngày 15g, có thể dùng rượu chiêu thuốc.

  3. Chữa đi đái ra đường, miệng khô khát: Tàm sa 40g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Đơn thuốc này còn dùng chữa thổ tả đi mất nhiều nước quá, miệng khát.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top