Tình trạng viêm quanh khớp phát chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Viêm quanh khớp vai bao gồm tất cả những trường hợp đau và hạn chế vận động của khớp vai mà tổn thương ở phần mềm quanh khớp chủ yếu là gân cơ, dây chằng và bao khớp. Viêm quanh khớp vai không bao gồm những bệnh có tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch (chấn thương, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,…).
Điều trị viêm quanh khớp vai bao gồm điều trị đợt cấp và điều trị duy trì. Cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
Triệu chứng chủ yếu của viêm quanh khớp vai là đau nhức. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc giảm đau thông thường. Có thể bác sĩ sẽ chọn một trong các thuốc sau: paracetamol; paracetamol kết hợp với codein hoặc tramadol. Hoặc thuốc chống viêm không steroid.
Tiêm corticoid tại chỗ áp dụng cho thể viêm khớp vai đơn thuần. Thuốc tiêm tại chỗ (vào bao gân, bao thanh dịch dưới cơ delta) thường sử dụng là các muối của corticoid như methylprenisolon acetat 40 mg; betamathason dipropionat 5 mg hoặc betamethason sodium phosphat 2 mg tiêm 1 lần duy nhất; sau 3 – 6 tháng có thể tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân đau trở lại. Tránh tiêm corticoid ở bệnh nhân có đứt gân bán phần do thoái hóa. Tiêm corticoid ở bệnh nhân này có thể dẫn đến hoại tử gân và gây đứt gân hoàn toàn. Nên tiêm dưới hướng dẫn của siêu âm.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm như:
Đồng thời bạn phải có chế độ sinh hoạt vận động hợp lý. Trong giai đoạn đau vai cấp tính cần phải để cho vai được nghỉ ngơi. Sau khi điều trị có hiệu quả thì bắt đầu tập luyện để phục hồi chức năng khớp vai, đặc biệt thể cứng khớp vai. Tránh lao động quá sức trong thời gian dài, tránh các động tác dạng quá mức hay nâng tay lên cao quá vai.
Ngoài ra có thể kết hợp
Điều trị ngoại khoa được chỉ định với thể giả liệt, đặc biệt ở người trẻ tuổi có đứt các gân vùng khớp vai do chấn thương. Phải phẫu thuật nối gân bị đứt. Nhưng đối với người lớn tuổi trên 60 tuổi, nếu đứt gân do thoái hóa thì phải thận trọng. Cần tái khám định kỳ sau 1- 3 tháng, tùy theo tình trạng bệnh. Có thể siêu âm khớp vai để kiểm tra tình trạng của gân, bao gân và khớp vai.
Đối với thể đau vai đơn thuần và đau vai cấp nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng đau dai dẳng và hạn chế vận động khớp vai, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và theo thời gian sẽ dẫn đến viêm quanh khớp vai thể đông cứng hoặc đứt gân.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh