Có nhiều nguyên nhân trong đó phải nói tới sự thay đổi về thể chất, tinh thần cũng như bệnh tật.
Nguyên nhân do sự thay đổi sinh lý: Ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên đã làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nhịp sinh học (thức-ngủ) của cơ thể và làm giảm đi sự thích nghi của người già với những thay đổi tác động vào cơ thể con người; làm giảm khả năng duy trì những hoạt động bình thường trước những thay đổi của môi trường, gây rối loạn hoạt động của cơ thể, trong đó có giấc ngủ.
Nguyên nhân do bệnh lý: Chứng ngừng thở khi ngủ và chứng rối loạn vận động có chu kỳ khi ngủ tăng lên khi tuổi càng cao. Người già cũng hay bị đau, đặc biệt là đau cơ khớp và thường đau nhiều hơn khi gần về sáng.
Các chức năng thận bị suy giảm cũng khiến người già hay đi tiểu đêm, những bệnh lý thần kinh (bệnh Parkinson, Alzheimer), các bệnh lý tâm thần (bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu), sang chấn tâm lý (mất đi người bạn đời, bạn thân, nghỉ hưu, sự cô đơn...).
Ảnh hưởng của thuốc dùng điều trị bệnh: Người già dùng nhiều loại thuốc để điều trị bệnh. Các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ là theophyline và caffein... làm tăng sự thức tỉnh trong đêm và giảm tổng thời gian ngủ. Những thuốc bán không cần kê đơn như thuốc ho, thuốc dị ứng, thuốc gây chán ăn có thể chứa caffein.
Những người hút thuốc lá bị mất ngủ nhiều hơn những người không hút thuốc vì trong thuốc lá chứa chất nicotin, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như uống rượu, hay ngủ ngày hoặc hay nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi làm giảm chất lượng giấc ngủ về đêm.
Biểu hiện của mất ngủ ở người già thường là cảm giác mệt mỏi, khó khăn trong việc tập trung vào công việc, giảm trí nhớ, không có cảm giác thoải mái, không thể ngủ được, phải mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức dậy vào buổi đêm, không thể ngủ trở lại sau khi thức giấc, buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được, đau đầu vào buổi sáng.
Mất ngủ kéo dài sẽ làm cơ thể và tinh thần luôn mệt mỏi, lo lắng, tâm lý không ổn định và không kiềm chế được cảm xúc. Những ảnh hưởng to lớn của mất ngủ đến sức khỏe có thể là những bệnh lý nghiêm trọng hơn đe dọa tính mạng con người...
Người cao tuổi nên học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần. Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ... Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác.
Tránh tối đa môi trường phòng ngủ không thoải mái, tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá; không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ; ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ; tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ; nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.
Cần phải đi ngủ và thức dậy đúng giờ; tránh ngủ ngày quá nhiều; tập thể thao hằng ngày nhưng không nên tập trước giờ đi ngủ; chỉ nằm trên giường khi ngủ, tránh nằm trên giường đọc sách, xem tivi...; mặc quần áo phải thoải mái, rộng rãi khi đi ngủ. Nếu bạn nằm trên giường 30 phút mà chưa ngủ được thì hãy ra khỏi giường và có những hoạt động nhẹ nhàng ví dụ như nghe nhạc, đọc sách nhưng tránh tiếp xúc với ánh sáng chói.
Việc sử dụng thuốc điều trị mất ngủ cần phải được đi khám và có sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nên sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng dưỡng tâm an thần được ông cha ta sử dụng lâu đời dùng để chữa mất ngủ rất hiệu quả như: tâm sen, vông nem, trà hoa, tam thất...
Người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong các trường hợp nguyên nhân gây mất ngủ là do bệnh khác; Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân. Những người này được dùng thuốc gây ngủ
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh