Dại là bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Hiểu rõ các biểu hiện của bệnh dại sẽ giúp bạn sớm nhận biết và điều trị trước khi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ở não và hệ thần kinh.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua vết cắn, cào ở da và niêm mạc do vật nuôi (chó, mèo…) hoặc động vật hoang dã (dơi, cáo…) gây ra.
Thời gian ủ bệnh dại thường là từ 4–12 tuần. Tuy nhiên, thời gian triệu chứng bị chó dại cắn xuất hiện cũng có thể kéo dài từ vài ngày đến nhiều năm sau. Các dấu hiệu bệnh dại ban đầu có thể giống như cúm:
Dấu hiệu bệnh dại giai đoạn 1 (kéo dài 2–10 ngày)
Sau một vài ngày, các triệu chứng bệnh dại liên quan đến thần kinh sẽ phát triển như:
Một biểu hiện của bệnh dại thường gặp là tiết ra rất nhiều nước bọt và co thắt cơ ở cổ họng, khiến người bệnh khó nuốt và xuất hiện hiệu ứng “tạo bọt ở miệng”. Nó cũng dẫn đến nỗi sợ nghẹt thở hoặc sợ nước ở bệnh nhân nhiễm dại.
Triệu chứng bệnh dại giai đoạn 2
Khi virus tiếp tục tấn công hệ thống thần kinh trung ương, nó sẽ tiến triển thành hai thể là thể viêm não và thể liệt.
Những người bị nhiễm bệnh dại thể viêm não thường rất hiếu động, dễ bị kích động và có những biểu hiện bất thường như:
Bệnh dại thể này sẽ mất nhiều thời gian để khởi phát bệnh hơn, nhưng ảnh hưởng thì vô cùng nghiêm trọng. Những người bị nhiễm bệnh dần dần bị tê liệt, cuối cùng rơi vào trạng thái hôn mê và chết. Theo nguồn tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 30% các ca tử vong do bệnh dại là ở thể liệt.
Để giảm nguy cơ mắc và gặp phải các biểu hiện của bệnh dại, bạn cần tuân theo một số quy tắc an toàn sau:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi bệnh dại là “căn bệnh phòng ngừa được bằng vaccine 100%”. Họ lưu ý rằng phải có ít nhất 70% chó trong một khu vực được tiêm phòng để loại bỏ dại ra hết khỏi cộng đồng.
BS Trần Anh Thông - khoa Cấp cứu