✴️ Tụ máu dưới da là tình trạng gì?

Tụ máu dưới da là gì?

Thành mao mạch bị tổn thương sẽ làm máu chảy vào các mô xung quanh, từ đó dẫn đến tình trạng tụ máu bầm dưới da. Khác với xuất huyết là chảy máu liên tục, máu tụ dưới da thường đông lại một phần và tạo thành vết máu bầm.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu và triệu chứng của tụ máu dưới da là gì?

Hiện tượng máu tụ dưới da có khả năng gây kích ứng và viêm. Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí và kích thước của vệt máu bầm. Tuy nhiên, nhìn chung ở vị trí tụ máu sẽ xuất hiện những dấu hiệu như:

  • Sưng đỏ
  • Đau nhức
  • Ấm

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bị tụ máu dưới da, khi nào nên gặp bác sĩ? Bạn cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng tụ máu nghiêm trọng hoặc kích thước của vệt máu bầm tiếp tục tăng lên. 

Trong đó, trường hợp trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu là biểu hiện đáng lo ngại. Bạn cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện nếu trẻ bị tụ máu dưới da đầu sau khi té ngã, chấn thương kèm với các biểu hiện như nôn ói, thiếu tập trung, ngủ nhiều, bước đi loạng choạng… Bất kỳ dấu hiệu nào bất thường của bé sau khi gặp chấn thương vùng đầu, be mẹ cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Xét nghiệm nào cần dùng để chẩn đoán khi tụ máu dưới da?

Nói chung, không có xét nghiệm máu đặc hiệu để đánh giá vết máu bầm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình, các xét nghiệm sau đây có thể cần thiết, bao gồm:

  • Tổng phân tích tế bào máu (CBC)
  • Chỉ số đông máu
  • Chỉ số trao đổi chất
  • Xét nghiệm chức năng

BS Hoàng Văn Triều - chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình

return to top