Hải sản là món ăn được nhiều người ưa thích, phong phú trong cách chế biến và có thể ăn quanh năm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những khi ăn hải sản cần lưu ý tuyệt đối một số điều nếu không có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt thậm chí là nguy hiểm tới sức khỏe.
Hải sản tươi sống được chế biến thành rất nhiều món gỏi hấp dẫn. Ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, ăn hải sản sống là một nét truyền thống thú vị trong ẩm thực.
Tuy nhiên, gỏi hải sản sống tiềm tàng nhiều nguy cơ gây bệnh cực kì nguy hiểm:
Ví dụ Hàu sống vắt chanh là một món ăn không những ngon mà còn cực kì tốt cho việc chốn phòng the, tuy nhiên ăn Hàu sống dễ bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn.
Một vài nghiên cứu cho thấy với những loại hải sản có vỏ như hàu, ngêu, các loại ốc, sò khi sống ở biển rất dễ trở thành nơi lưu trú của một loại vi khuẩn mang tên Norovius – gây tiêu chảy ở người.
Ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn hay tiêu chảy khi ăn hải sản sống, chúng ta còn dễ dàng bị tấn công bởi những loài sán, trùng ki sinh trong hải sản nếu ăn sống hoặc không được nấu chín.
Trong cua có chứa môt loại nang trùng tên là lungflake, chúng sống kí sinh tại phổi và hút máu phổi để sống. Khi ăn thịt cua sống, loại trùng này sẽ có cơ hội tấn công vào phổi của chúng ta và sống kí sinh ở đó, gây ra các bệnh như đau ngực, ho khan, ho ra máu. Tệ hơn là nó có thể di chuyển lên não và gây ra bệnh tê liệt thần kinh hay co giật.
Gỏi cá cũng là một nguy cơ tiềm năng làm lối dẫn cho những loài sán kinh sinh ở não vào trong cơ thể con người, những loại sán nay khi kí sinh sẽ hút dịch của não để sống gây những nguy hiểm tồi tệ tới tính mạng con người mà thậm chí nếu không phát hiện kịp thời sẽ trở thành vô phương cứu chữa.
Ăn hải sản sống cần lưu ý để phòng bệnh
Giải pháp cho món ăn ngon nhưng cũng khá nguy hiểm này là ăn hải sản cần lưu ý chọn những loại hải sản tươi sạch, có nguồn gốc.
Nếu đi du lịch tới vùng biển lạ, bạn đừng nên liều lĩnh thử ngay món gỏi hay hải sản sống, hãy ăn chút một cho tới khi bạn có bằng chứng tin tưởng vào nguồn hải sản này.
Tốt nhất là nên ăn hải sản đã được chế biến ở nhiệt độ cao, và tìm hiểu cách chế biến chúng sao cho hợp vệ sinh nhất.
Hải sản đã chết có thể biến thành liều thuốc độc trong ăn uống làm nguy hại tới sức khỏe.
Từ khi hải sản được bắt lên cho tới khi chết đi, lượng vi khuẩn xâm nhập vào thịt của các loại hải sản tăng lên càng nhiều, trong đó có histamine khi vào trong cơ thể sẽ ngấm nhanh vào máu và gây dị ứng hoặc ngộ độc.
Vì vậy nên hạn chế ăn hải sản đông lạnh, hải sản khô, vì số hải sản đã chết rất lâu, tích trữ trong thịt nhiều loại khuẩn gây độc tố chỉ trừ khi bạn chắc chắn nguồn hải sản này được để ở nhiệt độ lạnh hoàn hảo từ khi còn sống cho tới khi được mang ra bán.
Cách phòng bệnh khi ăn hải sản không tươi
Khi đi mua hải sản nên tìm hiểu về cách chọn hải sản tươi, phân biệt những hải sản đã để chết qua nhiều ngày.
Ví dụ như khi chọn cua nên chọn những con có yếm săn chắc, không bị ọp ẹp, không bốc mùi tanh thôi.
Chọn những con cá mắt còn màu xanh đen, không bị đục, da không nhớt và bôc mùi khó chịu.
Thói quen giữ đồ ăn thừa qua đêm để tiết kiệm có lẽ không nên áp dụng với hải sản.
Hải sản chứa lượng đạm rất cao nên rất thu hút các vi khuẩn ăn xác và tạo thành các mầm bệnh ko có lợi cho sức khỏe.
Đặc biệt với các loại cá biển có nồng độ thủy ngân cao như cá ngừ, cá thu còn là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tạo chất độc khiến người ăn phải dễ bị ngộ độc thực phẩm.
Vì thế hải sản đã được chế biến không nên ăn sau khi đã để qua đêm cho dù được để trong tủ lạnh vì nhiệt độ trong tủ lạnh khó có thể ức chế các loại vi khuẩn nguy hại kể trên.
Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.
Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…).
Chúng ta có thói quen ăn hoa quả tráng miệng ngay sau khi ăn nhưng đừng áp dụng điều này nếu bạn vừa ăn hải sản xong.
Nếu là hoa quả bình thường không chứa vitamin C cũng đã không tốt cho hệ tiêu hóa vì dễ gây ra tình trạng phản ứng trong dạ dày khiến cơ thể không những không hấp thụ được protein mà còn có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa.
Tệ hại hơn là nếu ăn những loại hải sản có vỏ giáp xác như tôm, cua, nghêu, ốc, sò,…chứa hàm lượng asen pentavenlent cao khi ăn với những hoa quả hoặc vitamin C cao có thể gây ra phản ứng tạo thành chất độc giống với thạch tín, có khả năng gây ra ngộ độc cấp, thậm chí là tử vong.
Do đó, ăn hải sản cần lưu ý không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản xong nhất là hoa quả giàu vitamin C và hải sản có vỏ giáp xác.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh