✅ Quang trị liệu

Nội dung

Những bệnh da đặc hiệu

Nhìn chung, quang trị liệu sử dụng tia UVB hoặc quang hóa trị liệu (PUVA) được sử dụng để điều trị một số bệnh da hay gặp, như là:

Các chỉ định khác ít phổ biến hơn:

  • Rụng tóc từng mảng;
  • Bệnh vảy phấn hồng;
  • Á vảy nến;
  • U lympho tế bào T ở da (CTCL);
  • Phát ban đa dạng do ánh sáng (Polymorphous light eruption) và các bệnh da do ánh sáng khác;
  • Lichen phẳng (Lichen planus);
  • Ngứa toàn thân (Generalised pruritus);
  • Vảy phấn dạng Lichen (Pityriasis lichenoides).

Các bệnh da khác cũng có thể đáp ứng với phương pháp này.

Liệu pháp quang động (PDT- Photogynamic Therapy) gần đây được giới thiệu tại New Zealand. Chỉ định chính là các tình trạng dày sừng ánh sáng (actinic keratosis), ung thư biểu mô tế bào vảy tại chỗ và ung thư biểu mô tế bào đáy bề mặt. PDT cũng hiệu quả với các bệnh da khác khi được điều trị với bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.

                        liệu pháp quang động

Quang trị liệu UVA1 không được dùng ở New Zealand. Phương pháp này chủ yếu chỉ định cho bệnh viêm da dị ứng, xơ cứng bì hệ thống, xơ cứng bì khu trú (morphoea), mày đay sắc tố (urticaria pigmentosa), u hạt vòng lan tỏa (disseminated granuloma annulare), lichen xơ hóa (lichen sclerosus), CTCL và bệnh ghép chống chủ (graft-versus-host disease).

Liệu pháp quang hóa ngoài cơ thể không được dùng tại New Zealand. Phương pháp này chủ yếu chỉ định cho CTCL đỏ da (hội chứng Sézary), bệnh ghép chống chủ mạn tính (chronic graft-versus-host disease). Bên cạnh đó cũng áp dụng thành công cho điều trị các bệnh tự miễn như xơ cứng bì hệ thống, pemphigus, và bệnh mô liên kết.

Đánh giá trước điều trị UVB và PUVA

Đánh giá bệnh nhân ban đầu nên bao gồm:

  • Tuổi, giới tính và các yếu tố kinh tế xã hội;
  • Bệnh da;
  • Điều trị hiện tại và trước đó;
  • Các vấn đề y tế hiện tại;
  • Thuốc đang dùng.

Tuổi

Quang trị liệu sử dụng UVB chống chỉ định ở trẻ sơ sinh, nhưng có thể chỉ định cho những bệnh nặng ở trẻ em. PUVA chống chỉ định ở trẻ nhỏ và hiếm khi được chỉ định trước độ tuổi trưởng thành vì có thể gây ra ung thư da.

Các phương pháp quang trị liệu cũng không thường dùng ở nhóm người quá lớn tuổi.

Giới tính

Phụ nữ ở độ tuổi mang thai nên được đánh giá nguy cơ mang thai và nhu cầu ngừa thai. UVB quang trị liệu được phép điều trị khi mang thai. PUVA chống chỉ định tương đối với phụ nữ mang thai và chống chỉ định tuyệt đối ở phụ nữ đang cho con bú.

Các yếu tố kinh tế và xã hội

Bệnh nhân được lên một liệu trình điều trị thường xuyên, thường yêu cầu 3 lần mỗi tuần và kéo dài đến nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Do đó một số gánh nặng cho bệnh nhân cần cân nhắc như công việc, chi phí điều trị và khoảng cách địa lý từ nhà đến cơ sở chữa bệnh.

Cần đánh giá sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh và những ảnh hưởng về mặt tâm lý trên bệnh nhân

Bệnh da

Quang trị liệu mang những nguy cơ và tác dụng phụ. Bên cạnh đôi khi trị liệu này tốn kém và bất tiện cho bệnh nhân. Xác định mức độ nặng của bệnh và những ảnh hưởng phát sinh là cần thiết cho điều trị.

Mức độ nặng của bệnh có thể liên quan đến:

  • Mức độ của các rối loạn da
  • Tổn thương ở những vị trí đặc hiệu như mặt, tay, chân;
  • Các triệu chứng, ví dụ như ngứa hoặc đau;
  • Tác động đến tâm lý xã hội.

Các bệnh thường khu trú ở vùng da hở và tương đối ít hoặc không có lông.

Nên cân nhắc kỹ trước khi điều trị hoặc chống chỉ định điều trị đối với những bệnh nhân có tiền sử bị bùng phát các bệnh da do ánh sáng hoặc các phản ứng không mong muốn khác do ánh sáng mặt trời hoặc quang trị liệu.
Các phương pháp điều trị hệ thống hoặc tại chỗ khác có thể được lựa chọn thay thế hoặc đồng thời với quang trị liệu.

Các điều trị trước đây và hiện tại của bệnh da

Xem xét liệu các điều trị hiện tại hoặc trước đây của bệnh nhân có làm gia tăng các nguy cơ của quang trị liệu hay không.

  • Các đợt điều trị UVB hoặc PUVA kéo dài và/hoặc thường xuyên. Nhiều hơn 120-200 trị liệu với PUVA là một chống chỉ định tương đối với việc tiếp tục trị liệu này.
  • Các thuốc ức chế miễn dịch. Cụ thể là azathioprine và ciclosporin được ghi nhận làm gia tăng nguy cơ gây ung thư do ánh sáng (photocarcinogenesis) và chống chỉ định với quang trị liệu.
  • Thuốc uống có tính nhạy cảm ánh sáng, ví dụ acitretin, loại thuốc thường được kết hợp với quang trị liệu và cần thiết giảm liều khởi đầu.
  • Thuốc bôi có tính nhạy cảm ánh sáng, ví dụ tar, có thể được sử dụng nhưng phải loại bỏ trước khi phơi sáng và nên chọn liều khởi đầu thấp hơn.

Các bệnh lý hiện tại

Khai thác kỹ bệnh sử và nên bao gồm việc đánh giá các tình trạng sau:

  • Bệnh tim mạch: bệnh nhân cần đứng thử trong môi trường nóng và không được hỗ trợ trong 10 phút hoặc lâu hơn. Xem xét điều này có thể thực hiện hay gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
  • Lupus ban đỏ đang hoạt động hoặc tiềm ẩn là một chống chỉ định của quang trị liệu hoặc PUVA.
  • Bệnh gan thận nặng có thể là một chống chỉ định của PUVA.
  • Mang thai: cân nhắc ảnh hưởng của phương pháp điều trị với thai nhi. Tránh PUVA nếu có thể.
  • Tác hại của ánh sáng mặt trời: từng bị ung thư da là một chống chỉ định tương đối với quang trị liệu. Chỉ nên dùng trong các trường hợp ngoại lệ nếu bệnh nhân có tiền sử mắc ung thư da nhiều loại hoặc ung thư hắc tố. Da mặt cần được bảo vệ khỏi sự phơi sáng. Dùng acitretin bổ sung có thể làm giảm nguy cơ.
  • Bệnh về mắt: bắt buộc phải bảo vệ mắt cẩn thận ở tất cả các bệnh nhân. Liên hệ với bác sĩ nhãn khoa nếu bệnh nhân có bệnh lý về mắt nghiêm trọng (đục thủy tinh thể, viêm giác mạc,…)

Chất nhạy cảm ánh sáng dạng uống và bôi

Các mỹ phẩm kê đơn và không kê đơn, thuốc hệ thống hoặc tại chỗ đều có thể có tính nhạy cảm ánh sáng. Ví dụ một liều tương đối thấp tia cực tím có thể kích thích gây ban đỏ, viêm da dạng chàm hoặc các phát ban khác. Trong hầu hết các trường hợp, quang trị liệu có thể được sử dụng. Nhưng nếu khi một loại thuốc có tính nhạy cảm ánh sáng được xác định, nên tránh hoặc giảm liều ban đầu.

Các tác nhân nhạy cảm ánh sáng dạng bôi bao gồm:

  • Coal tar hoặc các dẫn xuất;
  • Thảo dược (đặc biệt là họ cà rốt) và các dẫn xuất như tinh dầu và hương liệu.
  • Kem chống nắng (hiếm khi)

Thuốc uống có tính nhạy cảm ánh sáng thường gặp nhất:

  • Lợi tiểu thiazide
  • Kháng sinh, đặc biệt là tetracyclines, quinolones and sulphonamides
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
  • Phenothiazines
  • Retinoids
  • Griseofulvin
  • Sulphonylureas
  • Quinine
  • Nalidixic acid
  • St John's Wort

Chống chỉ định tuyệt đối

Chống chỉ định tuyệt đối của quang trị liệu hoặc quang hóa trị liệu:

  • Rối loạn di truyền khô da sắc tố (Xeroderma pigmentosum);
  • Lupus ban đỏ;
  • Phụ nữ đang cho con bú (chỉ với quang hóa trị liệu).

 

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Dịch vụ Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  
  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương
return to top